Câu 1: Trình bày yếu tố lí học ảnh hưởng đến sinh trưởng vi sinh vật: Nhiệt độ, pH, ánh sáng
Câu 2 :
a.Hãy giải thích vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước hay thuốc tím pha loãng
5-10 phút.
b. Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không? Vì sao để tránh dịch bệnh chúng ta nên rửa
tay thường xuyên với xà phòng. Nêu các bước rửa tay đúng cách mà bộ y tế Việt Nam
khuyến cáo.
Câu 1
1. Nhiệt độ
Có 4 nhóm VSV:
+ VSV ưa lạnh: Sống ở Nam cực(t0 <150C).
+VSV ưa ấm: Sống ở đất nước, kí sinh(t0: 20 – 400C)
+ VSV ưa nhiệt: Nấm, tảo, vi khuẩn(55 – 650C)
+ VSV ưa siêu nhiệt: Vi khuẩn đặc biệt(75 – 1000C)
2. Độ ẩm.
Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng là yếu tố hóa học tham gia vào các quá trình thủy phân các chất.
Nhìn chung vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi ít nước hơn, còn nấm sợi có thể sống trong điều kiện độ ẩm thấp.
Do đó, nước có thể được dùng để khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật.
Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.
3. pH
Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP…
Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia vi sinh vật thành ba nhóm chính : vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính
4. Ánh sáng
Ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng …Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật. Ví dụ : tia tử ngoại (độ dài sóng 250 – 260 nm) thường làm biến tính các axit nuclêic ; các tia Rơnghen, tia Gamma và tia vũ trụ (độ dài sóng dưới 100 nm) làm ion hóa các prôtêin và axit nuclêic dẫn đến đột biến hay gây chết.
5. Áp suất thẩm thấu.
Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu.
Vì vậy, khi đưa vi sinh vật vào môi trường nhiều đường, muối, tức là môi trường ưu trương thì nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia
Câu2
– Vì sau khi ngâm rau vào các dung dịch muối (môi trường ưu trương) để tế bào VSV bị co nguyên sinh, làm chúng không phân hia được, hoặc ngâm vào thuốc tím (hợp chất oxi hoá mạnh) à tiêu diệt vi khuẩn
-Có rất nhiều dạng xà phòng được bán trên thị trường hiện nay, mỗi dạng hay loại xà phòng được sản xuất với chức năng nhất định để thực hiện những nhiệm vụ riêng. Loại xà phòng dùng để rửa tay có hai dạng chính là dạng dung dịch trong chai hay dạng cục.
Ngoài ra tác dụng rửa tay, vệ sinh tay xà phòng còn có dạng xà phòng rất phổ biến mà ai ai cũng biết đó chính là xà phòng giặt đồ. Bên cạnh ứng dụng dùng để giặt quần áo, một số người còn sử dụng bột giặt để lau sàn, tẩy rửa sàn, đặc biệt là sàn trong nhà tắm.
Ngoài những loại xà phòng được giới thiệu ở trên, ngày nay có rất nhiều loại xà phòng khác nhau được bày bán với chức năng tẩy rửa khác nhau.
Ở hầu hết các bao bì, nhãn hiệu xà phòng được bán ra đều cam kết khả năng diệt khuẩn khá cao, tuy nhiên trên thực tế thì xà phòng KHÔNG THẾ diệt khuẩn. Nói cách khác, xà phòng chỉ có tác dụng rửa trôi vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt được chúng.
Xà phòng có tính chất kiềm nên đối với vi sinh vật mà nói, xà phòng là môi trường ưu trương. Khi các vi sinh vật bị tiếp xúc trong môi trường có xà phòng thì nguyên tắc thẩm thấu nước của chúng sẽ bị rút ra ngoài dẫn đến chết.
Rửa tay bằng xà phòng giúp rửa trôi các vi sinh vật có hại
Tuy nhiên, đối với các vi sinh vật chưa có tổ chức tế bào thì xà phòng không thể sát khuẩn được mà chỉ có tính chất rửa trôi chúng, làm chúng mất đi khả năng dính trên bề mặt. Dẫn đến hệ quả tay chúng ta hay bề mặt mà chúng ta tay rửa bằng xà phòng sẽ hết bị vi khuẩn bám lên, trở nên sạch sẽ hơn.
Nếu nước tay hay tay rửa các bề mặt sàn chỉ với ước thì sẽ rất khó rửa trôi, làm sạch được vi khuẩn vì nước khó có thể làm mất đi khả năng bám dính của vi khuẩn. Vì vậy, nếu tay dính bẩn, thay vì chỉ rửa không với nước bạn nên kết hợp với sự hỗ trợ của xà phòng rửa để bàn tay trở nên sạch sẽ nhất.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại xà phòng hay chất tẩy rửa được sản xuất và bày bán có một hàm lượng axit nhất định nên khả năng làm sạch và tẩy trắng bề mặt là khá tốt.
Nhưng thay vào đó, các sản phẩm trên lại gây ra ảnh hưởng không tốt cho bề mặt da khi tiếp xúc. Nếu sử dụng chúng với mức độ thường xuyên thì có thể dẫn đến hậu quả da tay bị ăn mòn, nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng phần da đó sẽ bị đen sạm.
Rửa tay bằng xà phòng quá nhiều gây da bị tổn thương, ăn mòn, rám nắng
Khi rửa tay với nước rửa tay hay xà phòng rửa tay, bạn cần lưu ý thời gian tối thiểu cần để rửa tay sạch ít nhất trong vòng một phút. Đừng nghĩ rằng vì đã sử dụng dung dịch tẩy rửa nên có thể rửa tay trong vòng vài giây là được.
Suy nghĩ rửa tay qua loa đang xảy ra không chỉ với một, hai người mà phần lớn mọi người lâu trong trạng thái bận rộn nên thường chủ quan trong việc rửa tay. Đặc biệt, đối với trẻ em, rửa tay thật sự rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của trẻ.
Nhưng đã giải đáp ở trên, hầu hết xà phòng, chất tẩy rửa an toàn không thể tiêu diệt được 100% vi khuẩn. Nói cách khác xà phòng chỉ có thể diệt được một phần nhỏ vi khuẩn, phần lớn vi khuẩn còn lại chúng chỉ có khả năng rửa trôi. Vì vậy, khi tẩy rửa với xà phòng, đặc biệt là rửa tay, bạn nên rửa thật tỉ mỉ và cẩn thận để đem lại kết quả tốt nhất.
Đối với vấn đề giặt giũ bằng xà phòng, bạn cần lưu ý xà phòng chỉ có khả năng bất bật vết bẩn, rửa trôi vi khuẩn trên quần áo chứ không thể diệt được hết những vi khuẩn đó, Nên sau khi giặt giũ bằng nước xà phòng, bạn cần xả quần áo cho thật kỹ với nước để đảm bảo vi khuẩn đó sẽ bị rửa trôi hết.
Ngoài ra, sau khi giặt giũ xong, bạn cũng nên làm sạch sàn nhà tắm để rửa trôi, dội sạch vi khuẩn trong nhà tắm. Tuyệt đối không được để cho vi khuẩn cứ lẩn quẩn xung quanh bạn vì chúng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và gia đình.
Câu 1:
1. Nhiệt độ.
Dựa vào nhiệt độ có thể chia VSV ra:
Có 4 nhóm VSV:
+ VSV ưa lạnh: Sống ở Nam cực(t0 <150C).
+VSV ưa ấm: Sống ở đất nước, kí sinh(t0: 20 – 400C)
+ VSV ưa nhiệt: Nấm, tảo, vi khuẩn(55 – 650C)
+ VSV ưa siêu nhiệt: Vi khuẩn đặc biệt(75 – 1000C)
2. Độ ẩm.
Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng là yếu tố hóa học tham gia vào các quá trình thủy phân các chất.
Nhìn chung vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi ít nước hơn, còn nấm sợi có thể sống trong điều kiện độ ẩm thấp.
Do đó, nước có thể được dùng để khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật.
Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.
3. pH
Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP…
Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia vi sinh vật thành ba nhóm chính : vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính
4. Ánh sáng
Ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng …Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật. Ví dụ : tia tử ngoại (độ dài sóng 250 – 260 nm) thường làm biến tính các axit nuclêic ; các tia Rơnghen, tia Gamma và tia vũ trụ (độ dài sóng dưới 100 nm) làm ion hóa các prôtêin và axit nuclêic dẫn đến đột biến hay gây chết.
5. Áp suất thẩm thấu.
Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu.
Vì vậy, khi đưa vi sinh vật vào môi trường nhiều đường, muối, tức là môi trường ưu trương thì nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được.
Câu 2:
a.Khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút vì : Ngâm rau sống với nước muối (tức môi trường ưu trương) thì các vi sinh vật sẽ bị mất nước gây co nguyên sinh do đó vi sinh vật không phân chia được. Còn trong thuốc tím thì sẽ tạo ra ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh → Ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.
b. Phải.
*** Vì chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn.
Các bước rửa tay đúng cách:
Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay dưới vòi nước. Cho xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay và các kẽ ngón, móng tay trong vòng ít nhất 20 giây.
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Tráng sạch tay dưới vòi nước. Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn sử dụng một lần
Chúc bạn học tốt.