Câu 1: Trong bài “Chiếu dời đô”, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long? a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. b. Đư

By Valentina

Câu 1: Trong bài “Chiếu dời đô”, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long?
a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.
b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
c. Có núi cao sông dài.
d. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
Câu 2: Tòa thành cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào?
a. Thành Đại La. b. Thành Cổ Loa.
c. Thành cổ Sơn Tây. d. Thành cổ Hà Nội.
Câu 3: Ngôi “Làng hai Vua” ở phía Tây Thủ đô – là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, tên là gì?
a. Nhị Khê. b. Thủ Lệ. c. Hạ Lôi. d. Đường Lâm.
Câu 4: Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tòa chính điện Càn Nguyên của Kinh đô Thăng Long ở trên cao điểm nào?
a. Núi Cung. b. Núi Nùng. c. Núi Khán. d. Núi Sưa.
Câu 5: Những công trình nào trong “Tứ đại khí” nước Đại Việt thời Lý – Trần đã được tạo tác ở Thăng Long?
a. Tháp Báo Thiên. b. Chuông Quy Điền.
c. Tượng Quỳnh Lâm. d. Vạc Phổ Minh.
Câu 6: Trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long có những giá trị nổi bật toàn cầu nào?
a. Có tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng nhất.
b. Là nơi diễn ra sự giao thoa văn hóa của phương Đông và thế giới.
c. Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài.
d. Liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa nghệ thuật của quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập gần một thiên niên kỷ.
Phần II: Câu hỏi tự luận
Em viết một bài không quá 1000 từ (theo thể bình luận, nêu cảm nghĩ, cảm tưởng…) của em về về Tổng đốc thành Hà Nội Nguyễn Tri Phương.

0 bình luận về “Câu 1: Trong bài “Chiếu dời đô”, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long? a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. b. Đư”

  1. I.

    1. A

    2. B

    3. D

    4. B

    5. C

    6. D

    II.

    Trong triệu triệu người con ưu tú của dân tộc này, tôi cảm phục tất cả và một trong số đó chính là Nguyễn Tri Phương – đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn – một tấm gương yêu nước trung liệt, can trường. Tên cũ của ông là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu Đồng Xuyên. Ông sinh ngày 21/7/1800 (Canh Thân), quê ở làng Đường Long (Chí Long), tổng Chánh Lộc, huyện Phong Điền, phủ Thừa Thiên (nay là làng Chí Long, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Nguyễn Tri Phương xuất thân trong một gia đình làm nông nghiệp và làm nghề thợ mộc. Cha ông là Nguyễn Văn Đảng – một nhà nho tính tình chất phác, đôn hậu, thường cứu giúp những người nghèo khổ trong xóm làng nên được nhiều người yêu mến và quý trọng. Năm Canh Tuất 1850, vua Tự Đức phê chuẩn cải tên ông là Nguyễn Tri Phương. Từ đó Nguyễn Tri Phương trở thành tên chính của ông. Tuy ông không có danh vị học vấn khoa bảng như các vị đại thần khác, nhưng nhờ ý chí tự lập và tinh thần yêu nước sâu sắc nên ông đã làm nên sự nghiệp lớn cho giang sơn, Tổ quốc. Dù thống lĩnh đại quân, quyền bính ngất trời nhưng Nguyễn Tri Phương là một vị quan thanh liêm. Ngay cả sử gia nước ngoài Paulin Vial cũng nhận xét Nguyễn Tri Phương “phụng sự nước Nam với ý định không làm giàu bằng sự bóc lột cướp giật tài sản của dân chúng”, và đánh giá ông là một tấm gương “đức hạnh vô biên khó tìm thấy ở Á châu”! Dù không sinh ra ở Hà thành nhưng nhân dân nơi đây vẫn vô cùng cảm kích trước cống hiến của Nguyễn Tri Phương, và đã lập đền Trung Liệt thuộc Gò Đống Đa và Vọng Lâu thành Cửa Bắc để tôn thờ.Nguyễn Tri Phương là một đại danh thần nhà Nguyễn đã có công dẹp giặc Pháp khắp nơi từ Nam chí Bắc, trong đó chiến công tiêu biểu của ông là cuộc kháng cự chống Pháp quyết liệt để giữ thành Hà Nội. Ông đã hy sinh anh dũng vào cuối năm 1873. Đại danh tướng Nguyễn Tri Phương là một người có đức, có tài, được nhân dân và nhiều viên quan nhà Nguyễn tôn vinh, kính phục. Mặc dù trong cuộc đời làm tướng xông pha trận mạc của ông có lúc thành, lúc bại nhưng ông vẫn bình tĩnh, vững vàng ý chí, tinh thần của một vị tướng danh giá, tin cậy của nhân dân và triều đình. Ông là một vị đại thần thanh liêm, thẳng thắn, đối với ông “chức vị là tạm thời mà tình người là vĩnh viễn”. Cho nên ông vẫn kiên trung với sự nghiệp vì nước, vì dân của mình. Ông xứng đáng là một đại danh thần được đất Thăng Long – Hà Nội và cả nước Việt Nam đời đời tri ân, tưởng nhớ.

    Trả lời

Viết một bình luận