Câu 1: Trong tế bào, loại axit nuclêic nào sau đây có kích thước lớn nhất? A. ADN. B. mARN. C. tARN.

By Claire

Câu 1: Trong tế bào, loại axit nuclêic nào sau đây có kích thước lớn nhất?
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN
Câu 2: Trong cấu trúc phân tử của loại axit nuclêic nào sau đây được đặc trưng bởi nuclêôtit loại timin?
A. ADN. B. mARN. C. rARN. D. tARN
Câu 3: Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hiđrô bổ sung?
A. U và T. B. T và A. C. A và U. D. G và X.
Câu 4: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 20% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại X của phân tử này là
A. 10%. B. 30%. C. 20%. D. 40%.
Câu 5: Trên mạch thứ nhất của gen có 25% Ađênin, 18% Guanin; trên mạch thứ hai của gen có 12% Guanin. Tỉ lệ % số nuclêôtit loại Timin của gen là
A. 35%. B. 20%. C. 45%. D. 15%.
Câu 6: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X)=1/4. Tỉ lê ̣nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là
A. 20%. B. 40%. C. 25%. D. 10%.
Câu 7: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là 3’…AAAXAATGGGGA . ..5′. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
A. 5’…GTTGAAAXXXXT…3′. B. 5’…TTTGTTAXXXXT…3′.
C. 5’…AAAGTTAXXGGT…3′. D. 5’…GGXXAATGGGGA…3′.
Câu 8: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế A. giảm phân và thụ tinh. B. nhân đôi ADN. C. phiên mã. D. dịch mã.
Câu 9: Khi một phân tử ADN được nhân đôi để tạo ra hai phân tử ADN mới chứa
A. không có ADN mẹ. B. 25% của ADN mẹ.
C. 50% của ADN mẹ. D. 75% của ADN mẹ.
Câu 10: Một gen có chiều dài 4080 A0 , có số nucleotit loại A = 20% tổng số nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có A = 25%, mạch 2 có X = 40% tổng số nucleotit của mỗi mạch. Số lượng nucleotit trên mạch 1 của gen là
A. 135A, 225T, 180X, 360G. B. 225T, 135A, 360X, 180G.
C. 180A, 300T, 240X, 480G. D. 300A, 180T, 240X, 480G.
Câu 11: Một phân tử mARN dài 2040 A0 được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại mucleotit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo 1 đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nucleotit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp đoạn ADN trên là
A. G = X = 280, A = T = 320. B. G = X = 240, A = T = 360.
C. G = X = 480, A = T = 720. D. G = X = 360, A = T = 240.
Câu 12: Quá trinh phiên mã tổng hợp nên các loại phân tử
A. prôtêin. B. ARN. C. ADN. D. lipit.
Câu 13: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là
A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ADN.
Câu 14: Loại axit nuclêic nào sau đây mang bô ̣ba đối mã?
A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN.
Câu 15: Phân tử nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN.
Câu 16: Chỉ có 3 loại nuclêôtit A, T, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử ADN mạch kép nhân tạo, sau đó sử dụng phân tử ADN này làm khuôn để tổng hợp một phân tử mARN. Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền?
A. 8 loại B. 9 loại C. 27 loại D. 3 loại
Câu 17: Từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu tổ hợp các bộ ba mà mỗi bộ ba chỉ có một nuclêôtit loại G và 2 loại nuclêôtit khác?
A. 27 B. 18 C. 37 D. 6
Câu 18: Từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu tổ hợp các bộ ba mà mỗi bộ ba có 2 nuclêôtit loại G và 1 loại nuclêôtit khác?
A. 3 B. 8 C. 9 D. 6
Câu 19: Hãy chọn phát biểu đúng.
A. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.
B. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X.
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
D. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.




Viết một bình luận