Câu 1: Trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”, của tác giả Tô Hoài ở đoạn cuối của văn bản trước khi chết, Dế Choắt đã nói gì với Dế Mèn? * 1 điể

By Mackenzie

Câu 1: Trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”, của tác giả Tô Hoài ở đoạn cuối của văn bản trước khi chết, Dế Choắt đã nói gì với Dế Mèn? *
1 điểm
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.
B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân.
C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình
D. Ở đời phải trung thực, tự tin, không sớm thì muộn cũng mang vạ vào mình.
Câu 2: Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc về nghệ thuật, trong đoạn trích “Vượt thác” của tác giả Võ Quảng? *
1 điểm
A.Làm rõ cảnh thiên nhiên dọc theo hai bên bờ sông.
B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông.
C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động
D. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động của con người
Câu 3: Câu văn nào thể hiện sự độc đáo của chợ Năm Căn trong văn bản “Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi? *
1 điểm
A. Mỗi sáng sớm mọi người cùng tập trung quanh cái giếng nước ngọt trên đảo Thanh Luân.
B. Những địa danh nơi đây được đặt bằng những cái tên rất mĩ lệ.
C. Hai bên bờ sông, những bãi dâu xanh bạt ngàn, trải dài ra vô tận.
D. Chợ họp trên sông, buôn bán tất cả các mặt hàng. Nơi đây tập trung rất nhiều tộc người sinh sống
Câu 4: Nhân vật Lượm, trong bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu, đã tình cờ gặp lại chú của mình ở đâu? *
1 điểm
A. Hà Nội
B. Hàng Bè (Huế)
C. Sài Gòn
D. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Nhân vật Kiều Phương trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh là người như thế nào? *
1 điểm
A. Có tính ích kỉ, thường xuyên ganh đua với người anh
B. Có tính cách đố kị với bạn bè.
C. Lười biếng, suốt ngày chỉ biết chơi bời lêu lổng
D. Có tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu.
Câu 6: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, của tác giả Minh Huệ được viết trong hoàn cảnh nào? *
1 điểm
A. Vào năm 1946, khi Bác Hồ cùng cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước rời Hà Nội lên Việt Bắc trong những ngày toàn quốc kháng chiến
B. Vào năm 1947, khi giặc Pháp tấn công lên Việt Bắc, Bác Hồ cùng một số lãnh đạo Đảng vạch kế hoạch tác chiến
C. Vào năm 1954, khi Bác tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
D. Vào năm 1950, khi Bác Hồ trực tiếp theo dõi và chỉ huy bộ đội ta tại chiến dịch Biên Giới
Câu 7: Trong văn bản “Cô Tô”, tác giả Nguyễn Tuân đã miêu tả quang cảnh đảo Cô Tô sau cơn dông bão như thế nào? *
1 điểm
A. Hoàn toàn yên lắng, những con thuyền đã tìm nơi trú ẩn an toàn.
B.Bầu trời vẫn xám xịt, từng đám mây đen lần lượt kéo đến.
C. Mọi người ra sức xây dựng lại nhà cửa, do trận bão gây ra.
D. Bầu trời trong sáng, cây cối thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà, cát vàng giòn hơn nữa.
Câu 8: Câu nào dưới đây nói về giá trị nghệ thuật trong đoạn trích “Cô Tô” của tác giả Nguyễn Tuân? *
1 điểm
A. Ngôn ngữ điêu luyện.
B. Miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc.
C. Lời văn sinh động, trau chuốt.
D. Cả ba câu A, B và C.
Câu 9: Trong bài “Cây tre Việt Nam”, tác giả đã miêu tả những phẩm chất nổi bật nào của cây tre? *
1 điểm
A.Mang vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai.
B.Có dáng thẳng thắn, bất khuất
C.Vẻ đẹp gắn bó, thủy chung với con người
D. Gồm 3 ý: A, B, C
Câu 10: Cây tre từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết của người nông dân, biểu tượng cao đẹp về tinh thần, phẩm chất của con người Việt Nam, đúng hay sai? *
1 điểm
A. Sai
B. Đúng
Mục khác:




Viết một bình luận