Câu 1: Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, nước ta đã trải qua các triều đại nào? Kể tên các anh hùng dân tộc tiêu biểu trong giai đoạn này?
Câu 2: Trình bày những nét chính về đời sống văn hóa giáo dục, khoa học, kỹ thuật dưới thời Trần?
Câu 3: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần?
Câu 4: Trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly? Em đánh giá như thế nào về Hồ Quý Ly và công cuộc cải cách của ông?
Câu 5: Lập niên biểu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo ?
Câu 1 :
Triều đại phong kiến : Nhà Ngô, Nhà Đinh, Nhà Tiền Lê, Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Hồ, Nhà Lê.
Các vị anh hùng : Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lyý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, TTrần Thủ Độ, Hồ Quý Ly,…
Câu 2:
Xã hội:
– Xã hội ngày càng phân hóa giữa các tầng lớp sâu sắc.
+ Tầng lớp thống trị : Vua,vương hầu,quý tộc.quan lại,địa chủ
+ Tầng lớp bị trị : Thợ thủ công,thương nhân,Nông dân tá điền,Nông nô,Nô tì.
Văn hóa:
– Đạo phật và nho giáo đều phát triển, nho giáo phát triển mạnh.
– Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đa dạng, phong phú: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng,…
– Bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ nôm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Giáo dục:
– Mở rộng quốc tử giám.- Trường học mở ra nhiều, các kì thi được tổ chức nhiều hơn.
Khoa học kĩ thuật:
– Thành lập quốc sử viện.
– Quân sự, y học đạt được nhiều thành tựu.
Kiến trúc và điêu khắc:
– Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời: Thành Tây Đô, tháp Phổ Minh,…
– Nghệ thuật chạm, khắc tinh tế.
Câu 3 :
– Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
– Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
– Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
Câu 4 : Trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly?
Chính trị
– Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.
– Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
– Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng quan hay giáng chức.
Kinh tế – tài chính
– Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.
– Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
Xã hội
– Ban hành chính sách hạn nô: hạn chế nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại.
Văn hóa – giáo dục
– Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
– Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
– Sửa đổi chế dộ thi cử, học tập.
Quân sự
– Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số.
– Sản xuất vũ khí, chế tạo súng thần cơ, làm thuyền chiến mới.
– Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố.
* Nhận xét: những cải cách của Hồ Quý Ly khá toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả thời gian trước và sau khi nhà Hồ được thành lập.
Câu 1 :
Triều đại phong kiến : Nhà Ngô, Nhà Đinh, Nhà Tiền Lê, Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Hồ, Nhà Lê.
Các vị anh hùng : Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lyý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, TTrần Thủ Độ, Hồ Quý Ly,…
Câu 2:
Xã hội:
– Xã hội ngày càng phân hóa giữa các tầng lớp sâu sắc.
+ Tầng lớp thống trị : Vua,vương hầu,quý tộc.quan lại,địa chủ
+ Tầng lớp bị trị : Thợ thủ công,thương nhân,Nông dân tá điền,Nông nô,Nô tì.
Văn hóa:
– Đạo phật và nho giáo đều phát triển, nho giáo phát triển mạnh.
– Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đa dạng, phong phú: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng,…
– Bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ nôm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Giáo dục:
– Mở rộng quốc tử giám.- Trường học mở ra nhiều, các kì thi được tổ chức nhiều hơn.
Khoa học kĩ thuật:
– Thành lập quốc sử viện.
– Quân sự, y học đạt được nhiều thành tựu.
Kiến trúc và điêu khắc:
– Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời: Thành Tây Đô, tháp Phổ Minh,…
– Nghệ thuật chạm, khắc tinh tế.
Câu 3 :
– Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
– Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
– Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
Câu 4 : Trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly?
Chính trị
– Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.
– Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
– Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng quan hay giáng chức.
Kinh tế – tài chính
– Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.
– Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
Xã hội
– Ban hành chính sách hạn nô: hạn chế nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại.
Văn hóa – giáo dục
– Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
– Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
– Sửa đổi chế dộ thi cử, học tập.
Quân sự
– Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số.
– Sản xuất vũ khí, chế tạo súng thần cơ, làm thuyền chiến mới.
– Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố.
* Nhận xét: những cải cách của Hồ Quý Ly khá toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả thời gian trước và sau khi nhà Hồ được thành lập.