Câu 1 : Vai trò của môn vị trong việc đẩy thức ăn xuống ruột non ? câu 2 : Nêu quá trình tiêu hóa diễn ra ở ruột non

Câu 1 : Vai trò của môn vị trong việc đẩy thức ăn xuống ruột non ?
câu 2 : Nêu quá trình tiêu hóa diễn ra ở ruột non

0 bình luận về “Câu 1 : Vai trò của môn vị trong việc đẩy thức ăn xuống ruột non ? câu 2 : Nêu quá trình tiêu hóa diễn ra ở ruột non”

  1. Đáp án:

    Câu 1:

    Thức ăn được đẩy xuống có độ pH thấp hơn so với tá tràng, làm cho pH giảm và môn vị đóng lại cho đến khi thức ăn được trung hòa bởi các dịch tiêu hóa đổ xuống ruột non

    Câu 2:

    – Tiêu hóa lí học: Là quá trình cắn xé, nghiền nát, nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa và quá trình đẩy thức ăn di chuyển trong ruột

    – Tiêu hóa hóa học: Gồm quá trình biến đổi hoàn toàn thức ăn thành chất dinh dưỡng

    + Tinh bột → Đường đôi → Đường đơn

    + Prôtêin → Peptit → Axit amin

    + Lipit → Các giọt mỡ nhỏ → Glixêrin và Axit béo

    + Axit Nuclêic → Nuclêôtit

     

    Bình luận
  2. Câu 2 :

    Ruột non gồm: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng; thức ăn sẽ được nhào trộn với dịch tụy, dịch ruột và dịch mật để dễ tiêu hóa.

    +Dịch tụy: Chất lỏng được kích thích bởi dây thần kinh X tiết ra các enzym tiêu hóa(protein, lipid, tinh bột) lẫn nước và muối để đưa vào tá tràng.

    +Dịch ruột: Chất lỏng được kích thích bởi các phản xạ thần kinh ruột khi có thức ăn xuất hiện để tiêu hóa thức ăn(lipid, tinh bột).

    +Dịch mật: Chất lỏng được sản xuất từ tế bào gan với thành phần chính là muối mật có tác dụng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ mỡ.

    Thức ăn vào ruột non làm căng tá tràng, sản phẩm tiêu hóa protein. Với nhiều hoạt động khác nhau cơ học của ruột non.

    +Ruột non cử động lắc lư: Hai bên thành ruột để thức ăn được khuấy trộn, dịch tiêu hóa ngấm sâu vào.

    +Ruột non co bóp phân đoạn: Thành ruột căng, gây ra các co bóp ở từng đoạn để thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhào trộn thức ăn.

    +Ruột non co bóp nhu động: Theo chiều từ dạ dày xuống ruột già, tăng lên để đẩy thức ăn.

    +Ruột non co bóp phản nhu động: Theo chiều ngược lại từ ruột già lên dạ dày để kéo dài thời gian cho ruột non hấp thụ thức ăn và tiêu hóa.

    *Biến đổi lí học: hòa loãng, phân nhỏ thức ăn.

    *Biến đổi hoá học: các enzim tiêu hoá biến đổi:

    + Tinh bột và đường đôi thành đường đơn.

    + Prôtêin thành axit amin.

    + Lipit thành axit béo và glixêrin và Axit nuclêic – các thành phần của nuclêôtit.

    Bình luận

Viết một bình luận