câu 1. Vẽ sơ đồ và nhận xét về sự chuyển biến xã hội nước ta ở các thế kỉ I-VI câu 2.trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa bà Triệu câu 3. trìn

câu 1. Vẽ sơ đồ và nhận xét về sự chuyển biến xã hội nước ta ở các thế kỉ I-VI
câu 2.trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa bà Triệu
câu 3. trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

0 bình luận về “câu 1. Vẽ sơ đồ và nhận xét về sự chuyển biến xã hội nước ta ở các thế kỉ I-VI câu 2.trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa bà Triệu câu 3. trìn”

  1. 2.

    Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra năm 248 ở Thanh Hóa, chống ách đô hộ của nhà Ngô là đỉnh cao của phong trào chống xâm lược của nhân dân ta thế kỷ II-III. Khởi nghĩa nổ ra trong lúc bọn đô hộ có lực lượng hùng mạnh đã củng cố được ách thống trị trên đất nước ta và đang đẩy mạnh dã tâm đồng hoá dân tộc ta.

    Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, em ruột của Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở Quân An, quận Cửu Chân (huyện Triệu Sơn – Thanh Hóa). Năm 19 tuổi, bà cùng anh tập hợp nghĩa sĩ lên đỉnh núi Nưa, mài gươm, luyện võ phất cờ khởi nghĩa. Nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đã nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, đánh thắng quân Ngô nhiều trận. Nhà Ngô lo sợ phải đưa thêm 8000 quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa.

    3.

    Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã nhanh chóng chống trả rồi rút lui.

    – Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân làm 2 đạo thủy, bộ tiến vào Giao Châu theo hai con đường khác nhau và hợp nhau tại Lãng Bạc.

    – Tại Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.

    – Quân ta lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất.

     Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. Sau đó, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến đến tháng 11 năm 43.

    câu 1 mk ko bt lm, bn tự lm nha

     

    Bình luận

Viết một bình luận