Câu 1 Ví dụ nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa? A Trâu ơi, ta bảo trâu này. Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta B Trên cành cao, những chú chim đua nha

By Mackenzie

Câu 1
Ví dụ nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa?
A
Trâu ơi, ta bảo trâu này. Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
B
Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân.
C
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
D
Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.
Câu 2
Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?
A
Hãnh diện, tự hào, xấu hổ
B
Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện
C
Tức tối, xấu hổ, hành diện,
D
Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ
Câu 3
Truyện Bức tranh của em gái tôi sử dụng lời kể của ai, ngôi thứ mấy?
A
Lời người anh, ngôi thứ nhất
B
Lời người em, ngôi thứ hai
C
Lời tác giả, ngôi thứ ba
D
Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai
Câu 4
Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được sử dụng kiểu nhân hóa nào?
Vì mây cho núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng
A
Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật
B
Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật
C
Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật
D
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
Câu 5
Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi?
A
Người em gái
B
Người em gái, anh trai
C
Bé Quỳnh
D
Người anh trai
Câu 6
Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?
A
Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác
B
Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác
C
Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân
D
Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác
Câu 7
Cho biết câu: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệc con người” sử dụng kiểu nhân hóa gì?
A
Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
B
Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C
Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
D
Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu
Câu 8
Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?
A
3 kiểu
B
4 kiểu
C
5 kiểu
D
6 kiểu
Câu 9
Nhân hóa là gì?
A
Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
B
Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
C
Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
D
Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.
Câu 10
Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?
A
Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em
B
Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ
C
Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước
D
Vui mừng vì em có tài

0 bình luận về “Câu 1 Ví dụ nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa? A Trâu ơi, ta bảo trâu này. Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta B Trên cành cao, những chú chim đua nha”

  1. Câu 1 : D

    Câu 2 : D

    Câu 3 : A

    Câu 4 : B

    Câu 5 : B

    Câu 6 : C

    Câu 7 : B

    Câu 8 : A

    Câu 9 : A

    Câu 10 : C

    @ CHENG GỬI BẠN 

    @ CHO MÌNH CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT + CẢM ƠN + 5 SAO

    @ NHÓM VICTORY

    @ CHÚC BẠN HỌC TỐT

    Trả lời

Viết một bình luận