Câu 1: vì sao anh đội viên trong bài thơ “đêm nay bác không ngủ”sau khi thấy bác không ngủ lại quyết định “thức luôn cùng bác“?
Câu 2: viết đoạn văn cảm nhận về cảnh bình minh trên đảo Cô Tô (Cô Tô-Nguyễn Tuân) trong đoạn có sử dụng một biện pháp tu từ nhân hóa,một câu trần thuật đơn có từ là (gạch chân,chú ý:Ví dụ: gạch một gạch là nhân hóa gạch hai gạch là câu trần thuật đơn có từ là)
Câu 1. Anh đội viên trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” sau khi thấy Bác không ngủ lại quyết định “thức luôn cùng Bác” vì cảm phục tấm lòng hi sinh vì dân vì nước của Bác và thương Bác phải vất vả trằn trọc không ngủ được.
Câu 2. “Cô Tô” là tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Trong đó không thể không kể đến cảnh bình minh trên đảo Cô Tô. Cảnh bình minh hiện lên đầy kì diệu, kì vĩ. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, khoáng đạt, trong trẻo. Bằng biện pháp so sánh, Nguyễn Tuân đã mở ra trước bạn đọc một mặt trời “như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Quả trứng thiên nhiên ấy đã tô hồng trời đất, khiến cho cảnh vật Cô Tô đã đẹp lại càng đẹp hơn. Nguyễn Tuân thật tài tình khi khéo léo sử dụng ngôn từ tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và giàu cảm xúc vào trong văn chương của mình.
* In nghiêng: câu trần thuật đơn có từ là
Gạch chân: phép nhân hóa