Câu 1: Vì sao nhà Lê Sơ rất chú trọng đến việc bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ? Theo em hiện nay việc bảo vệ chủ quyền dân tộc có quan trọng không

Câu 1: Vì sao nhà Lê Sơ rất chú trọng đến việc bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ?
Theo em hiện nay việc bảo vệ chủ quyền dân tộc có quan trọng không? Vì sao?
Câu 2: Em có nhận xét gì về luật pháp thời Lê Sơ? Hãy nêu điểm tiến bộ của bộ luật
Hồng Đức?
Câu 3: Để phục hồi và phát triển nền kinh tế nông nghiệp nhà Lê đã thực hiện những
biện pháp nào? Em có nhận xét gì về những biện pháp này?

0 bình luận về “Câu 1: Vì sao nhà Lê Sơ rất chú trọng đến việc bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ? Theo em hiện nay việc bảo vệ chủ quyền dân tộc có quan trọng không”

  1. 3

    Cho 25 vạn lính (trong số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, số lính còn lại chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.

    – Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

    – Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

    – Định phép quân điền, cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo, cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt.

    – Nhà nước quan tâm đến vấn đề phục hồi và phát triển nông nghiệp.

    – Các chính sách tích cực, phù hợp với hoàn cảnh đất nước, góp phần khôi phục và phát triển trở lại sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh.

    => Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và có bước phát triển.

    mình chỉ làm đc câu 3 thôi

    Bình luận
  2. Câu 1:

    Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

    – Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

    – Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

     Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.

    – Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

    – Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

    – Hạn chế phát triển nô tì.

    – Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ “Luật Hồng Đức”.

    Câu2: 

    Bộ luật Hồng Đức là bộ luật đầy đủ nhất từ trước đến nay . Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính,….

    Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Nó cho thấy người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới.

    Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam. 

    Điểm thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê. Bộ luật trừng phạt rất nặng các tội như phá hoại đê điều (điều 596), chặt phá cây cối và lúa má của người khác (điều 601), tự tiện giết trâu ngựa (điều 580) v.v Những điều luật trong Quốc Triều Hình Luật đã xác định trách nhiệm của nhà nước thông qua trách nhiệm của hệ thống quan lại nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người nghèo khổ trong xã hội (Điều 294; Điều 295).

    Điểm thứ tư, luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường. 

    Điểm thứ năm, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. 

    Câu 3: 

    * Những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp:

    – Cho 25 vạn lính (trong số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, số lính còn lại chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.

    – Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

    – Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

    – Định phép quân điền, cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo, cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt.

    * Nhận xét:

    – Nhà nước quan tâm đến vấn đề phục hồi và phát triển nông nghiệp.

    – Các chính sách tích cực, phù hợp với hoàn cảnh đất nước, góp phần khôi phục và phát triển trở lại sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh.

    => Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và có bước phát triển.

    Bình luận

Viết một bình luận