CÂU 1: Vì sao nói Hiệp Định Giơ-ne vơ là kết thúc chiến tranh Đông Dương CÂU 2: Đánh giá sự đúng đắn của Đảng trong việc mở của chiến dịch Điện Biên P

CÂU 1: Vì sao nói Hiệp Định Giơ-ne vơ là kết thúc chiến tranh Đông Dương
CÂU 2: Đánh giá sự đúng đắn của Đảng trong việc mở của chiến dịch Điện Biên Phủ
Câu 3: Căn cứ vào đâu để khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương?

0 bình luận về “CÂU 1: Vì sao nói Hiệp Định Giơ-ne vơ là kết thúc chiến tranh Đông Dương CÂU 2: Đánh giá sự đúng đắn của Đảng trong việc mở của chiến dịch Điện Biên P”

  1. CÂU 1:Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương diễn ra trong bối cảnh rất phức tạp. Đầu những năm 1950, chiến tranh lạnh từ châu Âu lan sang châu Á, các nước lớn tìm cách tránh xung đột quân sự trực tiếp và dần chuyển sang hòa hoãn với nhau. Tại Hội nghị Tứ cường ở Béc-lin (từ ngày 25-1 đến 18-2-1954), các nước lớn đã quyết định triệu tập Hội nghị Giơ-ne-vơ để bàn về vấn đề Triều Tiên và Đông Dương. Trước khi bàn về Đông Dương, các nước lớn ý đồ áp dụng “Cách thức Triều Tiên” – nghĩa là một giải pháp đình chiến, chia cắt đất nước và chỉ giải quyết các vấn đề quân sự. Kiên định mục tiêu cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và các nước khác trên bán đảo Đông Dương, chúng ta đã kiên trì đấu tranh cho một giải pháp toàn diện cả quân sự và chính trị. Mặt quân sự là ngừng bắn, rút quân đội nước ngoài và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Mặt chính trị là bảo đảm hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, chấm dứt chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương.

    CÂU 2:Năm 1954, trên đại ngàn Tây Bắc đất nước, quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạp bằng mọi khó khăn thử thách, đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp và can thiệp của đế quốc Mỹ, dựng lên mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử dân tộc, đồng thời làm “chấn động địa cầu”, tác động mạnh đến phong trào đầu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

    CÂU 3:

    – Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

    – Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta.

    – Buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

     

    Bình luận
  2. Câu 1 :

    Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ

    – Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

    – Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

    – Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.

    – Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.

    * Ý nghĩa:

    – Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

    – Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chống Pháp của nhân dân ta. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.

    – Hiệp định làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa.

    Câu 2:

    Đất nước tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Vì thế, cùng một lúc Đảng phải lãnh đạo hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền khác nhau.

    Sau khi thực dân Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ, đế quốc Mĩ tìm moi cách hất cẳng Pháp nhảy vào miền Nam với âm mưu biến miền Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Mĩ tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng và thành lập Ngụy quân Ngụy quyền. Chúng liên tục mở các chiến dịch tố cộng, diệt cộng.

    Trước âm mưu của Mĩ, Nguỵ đối với miền Nam, Đảng ta chủ trương chuyển Cách mạng miền Nam sang gìn giữ lực lượng


    Câu 3
    :

    Chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương, vì:

    – Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

    – Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta.

    – Buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

    Bình luận

Viết một bình luận