Câu 1: Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng để xâm lược Việt Nam? Trình bày quá trình đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
Câu 2: Thái độ của triều đình trong quá trình của nước ta rơi vào tay Pháp.
Câu 3: Trình bày hiểu biết của em về phong trào Cần Vương. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
Câu 1:
Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:
a/. Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:
+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.
+ Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế. Từ đó buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam
+ Nằm trên đường thiên lý Bắc – Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta. ⟹ Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .
b/. Pháp không thể trực tiếp đánh vào cửa biển Thuận An ở Huế, vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến không thể ra vào dễ dàng, thuận lợi như cửa biển Đà Nẵng.
c/. Đà Nẵng có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn,… hoạt động ở đây từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.
Câu 2:
Thái độ của triều đình nhà Nguyễn là nhu nhược sợ mất ngôi vua của mình mà không nghĩ cho nhân dân. Vừa đánh giặc, vừa thăm dò cơ hội chiến thắng nhưng ko đánh tiếp mà kí hiệp ước với Pháp và nghiêm cấm dân nhân chiến đấu chống Pháp.
Câu 3:
Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13 – 7 – 1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”. Nội dung:
– Kêu gọi văn thân sĩ phu, nhân dân giúp vua cứu nước
– Diễn biến chia làm 2 giai đoạn:
+Giai đoạn 1(1885-1888) phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra
+Giai đoạn 2(1888-1896) phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì.
Tháng 11 – 1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp vào được nơi ở của nhà vua, bắt và đưa Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi).
*** Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:
– Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
– Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
– Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.
– Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.