Câu 1: Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước Giáp Tuất 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
Câu 2: Câu nói : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai?
A. Trương Định. B. Phan Tôn. C. Nguyễn Đình Chiểu. D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 3: Tại thành Hà Nội, chỉ huy quân đội triều đình chống Pháp năm 1873 là:
A. Phan Thanh Giản. B. Nguyễn Tri Phương.
C. Hoàng Tá Viêm. D. Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 4: Ba tỉnh miền Đông Nam Kì là:
A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
C. Gia Định, An Giang, Hà Tiên. D. Vĩnh Long, Định Tường, Biên Hòa.
Câu 5: Ai là người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái?
A. Nguyễn Tri Phương B. Trương Quyền
C. Nguyễn Trung Trực D. Trương Định
Câu 6: Kí kết Hiệp ước Giáp Tuất ( 15-3-1874 ) với thực dân Pháp, triều đình Huế đã chính thức thừa nhận:
A. Sự chiếm đóng của quân Pháp ở Hà Nội.
B. 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
C. Bắc Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
D. Bắc Kì là vùng đất bảo hộ của Pháp.
Câu 1:
– Ngày 5 – 6 – 1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.
* Nội dung cơ bản sau:
– Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.
– Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
– Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
– Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương vạn lạng bạc.
– Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
* Nhận xét:
– Nước Việt Nam bị chia cắt thành ba miền với chế độ cai trị khác nhau
– Phạm vi chủ quyền của triều đình Huế bị thu hẹp chỉ còn ở Trung Kì (từ Quảng Trị trở vào và từ Ninh Thuận trở ra).
2 – D. Nguyễn Trung Trực.
3 – B. Nguyễn Tri Phương.
4 – A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.
5 – D. Trương Định
6 – B. 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
Vì:
– Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
– Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp
– Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
Nhận xét:
Trều đình đã chính thức đầu hàng , nhu nhược trước sự xâm lược của Pháp
– Với việc làm đó thì trều đình đã từ bỏ 1 phần trách nhiệm trong việc tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp
– Đồng thời nó cũng thể hiện chỉ vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội lại một phần lợi ích dân tộc
– Có thể nói Triều đình sớm tỏ ra hoang mang và dao động trước Pháp nên dẫn đến nhữngvệc làm ngu ngốc và tội lỗi
– Cùng với nội dung kí kết đó triều đình đã lại tiếp tục phản bội lại lợi ích của dân tộc và lợi ích của nhân dân nên từ đó tạo đà cho Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
Câu 2: D.
Câu 3: B.
Câu 4: A.
Câu 5: D.
Câu 6: B(Câu này không chắc chắn lắm).