Câu 1:Viết 1 đoạn văn ngắn 7-10 câu biểu thị cảm nghĩ của em sau khi học xong 2 bài thơ của hồ chí minh SGK/140
Câu 2:Viết 1 đoạn văn 7-10 câu biểu thị suy nghĩ tình cảm của em với bác
Ai giúp mh với làm ơn please
Câu 1:Viết 1 đoạn văn ngắn 7-10 câu biểu thị cảm nghĩ của em sau khi học xong 2 bài thơ của hồ chí minh SGK/140
Câu 2:Viết 1 đoạn văn 7-10 câu biểu thị suy nghĩ tình cảm của em với bác
Ai giúp mh với làm ơn please
Câu 1:
Bài làm
Hai bài thơ ” Cảnh khuya” và “Rằm tháng riêng ” của Bác Hồ rất hay . Nó mang những ý nghĩa sâu đậm về tinh thần yêu quê hương, đất nước mà khó ai có được, qua đó Bác cũng giúp ta hình dung ra vẻ đẹp của ánh trăng khuya vào ngày rằm , nó thật đẹp . Hai bài thơ đó giúp em yêu quê hương đất nước của mình hơn, em hiểu được giá trị của cuộc sống này thật tươi đẹp nhờ những người đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc hay những người như Bác – đêm đêm vẫn bên chiếc thuyền xuôi dòng sông để bàn bạc việc quân. Vừa cảm thấy tự hào về Bác em vừa biết trân trọng cuộc sống của mình hơn, thật tốt khi bây giờ đất nước không còn chiến tranh. Hai bài thơ chính là mà một kiệt tác mà Bác Hồ đã để lại cho nhân dân, cho thế hệ trẻ chúng ta để cho ta thấy vẻ đẹp của đất nước và nhắc nhở mỗi người cần kiên trì cố gắng để mai sau xây dựng đất nước thêm giàu mạnh .
Câu 2
Bài làm
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam và Bác hiểu phong cách và tập quán của nhân dân, Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc…của Bác. Không chỉ vậy bác để lại cho đời bao tác phẩm đáng quý như ” Cảnh khuya” hay “Rằm tháng riêng “,… làm một trong những bài học dạy cho chúng ta hiểu về cuộc sống, thiên nhiên, hay tình yêu quê hương đất nước. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam , anh hùng giải phóng dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới. Với cái tâm hồn lạc quan và phong thái ung dung ấy em thêm ngưỡng mộ Bác – Người cha kính yêu của dân tộc ta. Em sẽ cố gắng phấn đấu học tập để mai sau xây dựng đất nước giàu mạnh như mong muốn của Bác.
Xin ctlhn ạ!
Chúc bn học tốt !Mik tự viết nên hơi lâu và cũng không được hay lắm ạ!!
@ Kim bu Chi
Về câu đầu của bài thơ, ở đây ta thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh một cách uyển chuyển. Lấy thiên nhiên để so sánh với âm thanh của con người, cho ta thấy tiếng suối như một bản nhạc du dương nhẹ nhàng, lúc trầm lúc bổng văng vẳng mơ hồ gợi 1 không gian êm đềm tĩnh lặng. Khi đọc lên câu thơ này em thấy rằng Bác Hồ là một ng có tâm hồn ấm áp và trong trẻo để có thể cảm nhận đc tiếng suối giống như một giọng hát nhẹ nhàng và vang vọng. về câu thơ thứ, 2 tác giả có sử dụng nghệ thuật điệp từ để miêu tả quang cảnh ở đây. Đến câu thơ này tác giả đã miêu tả cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng miền Bắc đẹp như một bức tranh với nhiều màu sắc, đường nét, nhiều tầng bậc hòa quyện, quấn quýt, đan xen với nhau tạo nên một bức tranh thơ mộng, tuy tĩnh mịch mà sống động có âm thanh, có đường nét, có màu sắc mang vẻ đẹp cổ điển tràn đầy sức sống. còn về 2 câu cuối, tác giả sử dụng nghệ thuật điệp vòng từ ” Chưa ngủ ” để nhấn mạnh sự lo lắng cho sự nghiệp cách mạng của Bác. Hai câu này còn thể hiện rằng Bác Hồ là một người cha vĩ đại biết lo lắng cho nhân dân. Qua bài thơ này em có nhận xét rằng bài thơ ” Cảnh khuya ” này là bài thơ rất hay. Vì nó không chỉ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng miền Bắc mà nó còn nói lên tâm hồn nhạy cảm, tình yêu quê hương và phong thái ung dung lạc quan của người cha già vĩ đại
cho nick kia ctlhn nhé!