Câu 1 viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về vài trò của niềm tin trog cuộc sống đặc biệt là trong thời đại dịch

Câu 1 viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về vài trò của niềm tin trog cuộc sống đặc biệt là trong thời đại dịch Covid 19 hiện nay
Câu 2 viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công cuộc đẩy lùi Covid 19
Câu 3 Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩ của sự cống hiến trong cuộc đời trông cuộc chiến đại dịch Covid 19 hiện nay
Câu 4 em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về vai trò của tinh thần tự giác học tập của học sinh trong đại dịch Covid 19 hiện nay
Câu 5 vai trò của ước mơ trong cuộc sống của mỗi con người
Câu 6 em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần cầu tiến

0 bình luận về “Câu 1 viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về vài trò của niềm tin trog cuộc sống đặc biệt là trong thời đại dịch”

  1. Câu 1: Có một câu nói rất hay rằng: “Chúng ta ai cũng muốn giúp người khác, con người là thế. Chúng ta muốn sống hạnh phúc bên nhau chứ không phải khổ sở cùng nhau. Đó chính là lòng nhân ái.” Dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành khắp các quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau nhưng đó cũng chính là một phép thử cho chúng ta về lòng nhân ái. Virus vốn dĩ sinh tồn theo kiểu bất chấp, tìm mọi cách để sinh tồn mà không để ý đến sự thiệt hại của ai khác. Vậy con người liệu có hành xử như những con virus hay không? Thực tế cho thấy phần lớn con người đang sống trong cộng đồng đều đã và đang nỗ lực hết mình để giảm thiểu, cải thiện dịch bệnh; đều thực hiện tốt quy định, cách ly sau khi trở về từ vùng dịch. Thật cảm động biết mấy trước hình ảnh người Nhật xếp hàng mua khẩu trang, đổ xăng nửa bình để ai cũng được đổ. Đó là gì nếu chẳng phải lòng nhân ái của con người? Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những cá nhân sống vị kỉ: trốn cách ly, khai báo thiếu trung thực, tích trữ khẩu trang, lương thực… Vì virus không có bất cứ kế hoạch nào nên tất cả phụ thuộc vào ý thức con người. Chúng ta hãy chủ động đi kiểm tra sức khỏe của mình, cách ly bằng tinh thần tự nguyện. Chúng ta muốn ngăn chặn virus thì cần trung thực khai báo, không che giấu gây hoang mang, trở ngại. Cả nhân loại đang cần tình người bộc lộ hơn bao giờ hết, cần quay lại với sự bao dung để bao bọc, hi sinh cho nhau trong cơn hoạn nạn. Chúng ta hãy cùng nhau chiến thắng đại dịch!

    Câu 2:

    Những mối nguy từ sự vô ý thức

    Trong công tác phòng chống dịch COVID-19 hiện nay, ý thức của người dân coi đó là một “liều thuốc cao nhất” để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh. Bởi chỉ một sự thiếu ý thức của một người có thể tạo nên sự nguy hiểm cho những người xung quanh, thậm chí có thể dẫn đến những hậu quả khó lường…

    Trên thực tế, bên cạnh ý thức chủ động phòng bệnh thì vẫn còn một bộ phận người dân không hợp tác, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh như: Khai báo y tế không trung thực, trốn cách ly, đăng tải thông tin không chính xác trên mạng xã hội, gây áp lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

    Thời gian qua, có không ít những cá nhân vì không khai báo y tế đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng chống dịch, làm lây lan dịch bệnh như BN17 tại Hà Nội.

    Trường hợp trên khai báo không trung thực đã gây khó khăn cho chính quyền địa phương và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ công tác Phòng chống dịch bệnh. Đó là sự nguy hiểm quy về trách nhiệm cá nhân, che giấu thông tin.

    Chính vì vậy, hơn lúc nào hết người dân cần trung thực, nâng cao tinh thần cảnh giác và tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch. Mặt khác, nhà chức trách cũng phải xử lý nghiêm những trường hợp gian dối. 

    _Mỗi người dân phải là một chiến sỹ

    Với thời điểm hiện hay, như Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã xác định hơn lúc nào hết, người dân cần nâng cao tinh thần, trách nhiệm của mình để cùng làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo như lời kêu gọi của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh.

    Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền cùng sự quan tâm vì sức khỏe cho bản thân và gia đình nên phần lớn người dân đã dần nâng cao ý thức, chấp hành tốt các biện pháp phòng bệnh. Người dân thực hiện nghiêm các khuyến cáo của ngành Y tế như: Chủ động khai báo y tế, đeo khẩu trang khi đến những nơi tập trung đông người, thông báo về sự bất thường của sức khỏe trong quá trình cách ly tại nhà.

    Theo đó, tất cả trường hợp về từ vùng dịch đều được chính quyền địa phương, cán bộ y tế quản lý thực hiện khai báo y tế, phân loại cách ly phòng bệnh COVID-19. Đặc biệt, trong đó có nhiều trường hợp chủ động liên hệ thông báo với chính quyền địa phương hoặc đến trạm y tế để được thực hiện khai báo y tế.

    Câu 3:

    Đoàn kết, đồng lòng phòng, chống dịch Covid-19

    Hiện nay, cả thế giới đang phải gồng mình đối phó với đại dịch Covid-19, được coi là đại dịch gây ra khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Việt Nam chúng ta là một trong số nước phát hiện dịch bệnh sớm, sau Trung Quốc là nước phát hiện dịch bệnh bùng phát đầu tiên với số người bị nhiễm bệnh và tử vong đứng hàng đầu thế giới.

    Như bao cuộc chiến trong lịch sử đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng của dân tộc ta, toàn dân cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi “Chống dịch như chống giặc”. Ngành Y với đội ngũ các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế đang giữ vai trò nòng cốt, xung kích đi đầu và đối mặt với hiểm nguy, vô cùng gian khó, ngày đêm bảo vệ tính mạng cho đồng bào. Những chiến sỹ áo trắng đã phải thực hiện cùng một lúc đồng bộ nhiều nhiệm vụ, nhiều giải pháp, là nòng cốt tham mưu cho Đảng, Chính phủ để lãnh đạo, chỉ đạo đất nước trước dịch bệnh.

    Các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế gác lại cuộc sống thường nhật. Họ phải tạm rời xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu với đại dịch, nhiều y bác sĩ không thể có một “nụ hôn” với đứa con thơ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già đang trọng bệnh. Tất cả vì cuộc chiến với đại dịch vì sự an toàn tính mạng cho hơn 90 triệu người dân. Nhiều bài thơ, ca khúc, bức thư,… đã viết lên những hoàn cảnh đầy cảm xúc đó, khiến bao người rơi lệ,… Nguy hiểm là vậy, gian khó là vậy nhưng những “chiến sĩ mặc áo trắng” của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống đại dịch vẫn luôn nêu cao ý trí, bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào cả nước, có cả những người mang quốc tịch nước ngoài… Với tinh thần trách nhiệm cao cả, các bác sỹ đều hết lòng chăm sóc, phục vụ, chữa trị, đặt nhiệm vụ chữa bệnh cứu người lên trên hết.

    Mấy ngày qua, cả nước hướng về Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, mong mỏi trông chờ từng tin có được từ bệnh viện. Mỗi một thông tin bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 khỏi bệnh, xuất viện là niềm vui của người dân cả nước lại vỡ òa. Đó là những món quà tinh thần vô giá mà ngành y tế, các y bác sĩ dành cho Tổ quốc và nhân dân mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, toàn dân đã chấp hành, ủng hộ công tác phòng chống dịch, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực.

    Tổ chức y tế thế giới WHO và dư luận quốc tế đã ghi nhận và đánh giá cao, cho rằng Việt Nam đã xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Có được kết quả như vậy, phải kể đến sự nỗ lực của ngành y, tinh thần quyết chiến quyết thắng của đội ngũ y bác sĩ những “Chiến sĩ áo trắng”. Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng, với kẻ thù vô hình nhưng đầy hiểm nguy. Lịch sử sẽ ghi nhận tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế trong cuộc chiến chống Đại dịch Covid-19 vô cùng gian khó và hiểm nguy này.

    Vậy nên sự cống hiến cuộc đời mình của các bác sĩ là quá mức cao cả, hoãn lại công việc gia đình để lên tuyền tuyến đầu chống dịch. Họ cố gắng hết sức, thậm chí dùng cả sinh mạng để có thể kiểm soát được dịch bệnh. Nếu không có họ, liệu chúng ta có sống được đến bây giờ không. SỰ HY SINH dù nhỏ nhoi nhưng cũng quý báu rất nhiều.

    Câu 4:

    Hàng triệu người xông ra mặt trận kháng dịch

    Một trong những yếu tố căn bản để Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19, số người nhiễm bệnh và tử vong không cao là nhờ vào sự chấp hành tốt các quy định phòng dịch của người dân. Khi cơ quan y tế khuyến cáo mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên thì đa số người dân thực hiện. Khi chính quyền ra lệnh cách ly xã hội, hầu như người dân tuyệt đối chấp hành. Ðó chính là thể hiện ý thức, trách nhiệm công dân trước mối nguy lớn từ đại dịch.

    Chưa kể, việc chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch còn thể hiện trách nhiệm công dân toàn cầu. Mỗi một công dân biết tự bảo vệ mình là cộng đồng được an toàn, một quốc gia an toàn thì giúp cho thế giới được an toàn.

    Không chỉ chấp hành phòng dịch, nhiều cá nhân, tổ chức đã thể hiện tinh thần công dân trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế. Những hoạt động như ATM gạo, tặng khẩu trang trên đường, góp thực phẩm cứu trợ người dân vùng sâu, vùng xa tạo nên một sinh khí dập tắt sự u ám của dịch bệnh. Cùng với việc giúp đỡ lẫn nhau, nhiều cá nhân, doanh nghiệp gửi quà tặng, nước uống, thực phẩm tặng y sĩ, bác sĩ ở các tâm điểm cứu người. Trên tuyến đầu chống dịch, các thầy thuốc cảm thấy ấm lòng, tự tin và quyết tâm hơn khi thấy bà con gửi gắm niềm tin và sự quý trọng đối với mình.

    Chúng ta còn nhớ, nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng như Tùng Dương, Hà Anh Tuấn, Chi Pu, Pha Lê, Giang Hồng Ngọc, Ðại Nghĩa, Nhật Kim Anh, Khắc Việt, Lý Quý Khánh, Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Võ Tấn Phát, hoa hậu Khánh Vân… đóng góp tiền bạc, vật chất, mua sắm khẩu trang, đi vận động người dân hưởng ứng phòng, chống Covid-19 bằng việc chấp hành các khuyến cáo của ngành y tế. Số tiền đóng góp của giới nghệ sĩ cho xã hội rất lớn, hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động phòng dịch. Ðó là sự thể hiện tinh thần công dân của những người thuộc về công chúng.

    Câu 5:

    Hàng triệu người xông ra mặt trận kháng dịch

    Một trong những yếu tố căn bản để Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19, số người nhiễm bệnh và tử vong không cao là nhờ vào sự chấp hành tốt các quy định phòng dịch của người dân. Khi cơ quan y tế khuyến cáo mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên thì đa số người dân thực hiện. Khi chính quyền ra lệnh cách ly xã hội, hầu như người dân tuyệt đối chấp hành. Ðó chính là thể hiện ý thức, trách nhiệm công dân trước mối nguy lớn từ đại dịch.

    Chưa kể, việc chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch còn thể hiện trách nhiệm công dân toàn cầu. Mỗi một công dân biết tự bảo vệ mình là cộng đồng được an toàn, một quốc gia an toàn thì giúp cho thế giới được an toàn.

    Không chỉ chấp hành phòng dịch, nhiều cá nhân, tổ chức đã thể hiện tinh thần công dân trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế. Những hoạt động như ATM gạo, tặng khẩu trang trên đường, góp thực phẩm cứu trợ người dân vùng sâu, vùng xa tạo nên một sinh khí dập tắt sự u ám của dịch bệnh. Cùng với việc giúp đỡ lẫn nhau, nhiều cá nhân, doanh nghiệp gửi quà tặng, nước uống, thực phẩm tặng y sĩ, bác sĩ ở các tâm điểm cứu người. Trên tuyến đầu chống dịch, các thầy thuốc cảm thấy ấm lòng, tự tin và quyết tâm hơn khi thấy bà con gửi gắm niềm tin và sự quý trọng đối với mình.

    Chúng ta còn nhớ, nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng như Tùng Dương, Hà Anh Tuấn, Chi Pu, Pha Lê, Giang Hồng Ngọc, Ðại Nghĩa, Nhật Kim Anh, Khắc Việt, Lý Quý Khánh, Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Võ Tấn Phát, hoa hậu Khánh Vân… đóng góp tiền bạc, vật chất, mua sắm khẩu trang, đi vận động người dân hưởng ứng phòng, chống Covid-19 bằng việc chấp hành các khuyến cáo của ngành y tế. Số tiền đóng góp của giới nghệ sĩ cho xã hội rất lớn, hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động phòng dịch. Ðó là sự thể hiện tinh thần công dân của những người thuộc về công chúng.

    Câu 6: 

    sự cầu tiến thực chất để có từ thời tiền sử, khi loài người mới bắt đầu xuất hiện. Cầu tiến đó chính là hợp thành của sự phấn đấu và luôn cố gắng để tốt hơn, cho nên có thể hiểu cầu tiến là nỗ lực vươn lên. Yếu tố chính là cách để loài người chúng ta trở thành một loài động vật bậc cao, thậm chí vươn lên trước cả những động vật 4 chi có trước. Chính vì thế là cầu tiến luôn quan trọng trong cuộc sống và đã được chứng minh là mấu chốt của sự phát triển và thành công. Sự cầu tiến có thể thể hiện trong bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống, công việc, là ý chí của cá nhân lẫn tập thể. Người ta có thể cầu tiến để cuộc sống tốt hơn, cầu tiến để đẹp hơn, cầu tiến để sự nghiệp thăng hoa, … Và cũng có những người luôn cầu tiến để hạnh phúc hơn và sống tốt hơn, cống hiến nhiều hơn trong xã hội. Vậy sẽ không sai nếu chúng ta nói cầu tiến là những gì “nhiều hơn” theo hướng tích cực nhất. 

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu: “Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm” (Trích Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Bác đã nhận mạnh rõ về sự cầu tiến, và người cầu tiến sẽ không bao giờ cảm thấy tự mãn với những gì mình có mà luôn siêng năng để học hỏi và tiến bộ hơn. Cũng trong lời dạy của Bác, chúng ta cũng nhận ra rằng Bác đề cao việc học điều hay của người khác là cách để cầu tiến và phát triển. Nhìn lại về cuộc đời Bác, chúng ta nhận thấy Bác chính là tấm gương sáng nhất của lời dạy trên. Bác luôn tìm cách để bản thân tốt hơn, tìm cách để cống hiến nhiều hơn cho đất nước, và tìm cách để giúp đỡ cho đất nước được hạnh phúc, tự do và ấm lo hơn. Và cũng chính Bác là người truyền sự cầu tiến ấy đến cho cả các chiến sĩ và nhân dân Việt Nam, giúp cho đất nước có được như ngày hôm nay. 

    Bình luận

Viết một bình luận