Câu 1. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến? A. Mỗi lãnh địa là một vương quốc nhỏ. B. Là một khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh

By Claire

Câu 1. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến?
A. Mỗi lãnh địa là một vương quốc nhỏ.
B. Là một khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
C. Đât lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, có hào sâu, tường cao bao quanh.
D. Đất khẩu phần được giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế.
Câu 2. Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói
chung là
A. nông dân. B. nông nô. C. thợ thủ công. D. nô lệ.
Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội?
A. Được coi như những công cụ biết nói.
B. Không có ruộng đất và phải nhận ruộng của lãnh chúa.
C. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa.
D. Phải nộp tô, thuế rất nặng cho lãnh chúa.
Câu 4. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì?
A. Sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ.
B. Nông dân sản xuất ra được mọi thứ cân dùng trong lãnh địa.
C. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.
D. Chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa.
Câu 5. Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân
quyền vì?
A. Chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập.
B. Mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm.
C. Nhà vua có quyền lực tối cao nhưng quyền hành của bộ máy giúp việc, đứng đầu là Tể
tướng, cũng không nhỏ.
D. Có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa.
Câu 6. Từ thế kỉ XI, ở Tây âu đã xuất hiện
A. những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
B. những công trường thủ công.
C. những đô thị luôn làm nghề buôn bán.
D. những lãnh địa lớn trên cơ sở hợp nhất nhiều lãnh thổ nhỏ.
Câu 7. Nét nổi bật của nên sản xuất ở Tây Âu thế kỉ XI là gì?
A. Thủ công nghiệp rất phát triển các công trường thủ công ra đời.
B. Máy móc bắt đầu được sử dụng trong các công xưởng.
C. Sản phẩm không bị đóng kín trong lãnh địa mà đem bán ra thì trường.
D. Trong sản xuất đã hình thành quan hệ chủ – nợ.
Câu 8. Thành thị Tây Âu chủ yếu được hình thành tại
A. những nơi đông dân cư. B. những nơi có đông người qua lại.
C. những lãnh địa của lãnh chúa. D. thành thị cổ đại.
âu 9. Phường hội là tổ chức của
A. thợ thủ công. B. thương nhân. C. nông dân tự do. D. các chủ xưởng.
Câu 10. Để bảo vệ lợi ích của mình, thương nhân đã lập ra
A. các hội buôn. B. các hội chợ.
C. các thương hội. D. tổ chức tín dụng – tiền thân của các ngân hàng.
Câu 11. Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời
trung đại là gì?
A. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.
B. Thúc đẩy nền kinh tế công thương nghiệp phát triển.
C. Mang không khí tự do, dân chủ, mở mang tri thức cho mọi người.
D. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
Câu 12. Đẳng cấp nào gắn liền với tôn giáo và nhà thờ, được phong cấp đất đai, rất giàu có?
A. Quý tộc thị tộc. B. Quý tộc vũ sĩ. C. Tăng lữ. D. Quý tộc tăng lữ.
Câu 13. Việc tìm con đường thông thương giữa châu Âu và phương Đông đặt ra cấp thiết từ khi
nào?
A. Thế kỉ XI. B. Thế kỉ XIV. C. Thế kỉ XV. D. Thế kỉ XVI.
Câu 14. Tiền đề quan trọng nhất để các cuộc phát kiến địa lí có thể thực hiện được là gì?
A. Sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu.
B. Ước mơ chinh phục tự nhiên, lòng ham hiểu biết của con người.
C. Khoa học – kĩ thuật, đặc biệt ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể.
D. Thương nhân châu Âu tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong các cuộc hành trình sang
phương Đông.
Câu 15. Các giai cấp mới được hình thành trong xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại là các giai
cấp nào?
A. Lãnh chúa , nông nô. B. Tư sản và vô sản.
C. Chủ nô và nô lệ D. Tư sản và chủ ruộng đất.
Câu 16. Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu đã tích lũy số vốn ban đầu bằng nhiều thủ
đoạn, ngoại trừ
A. dùng bạo lực cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tước đoạt tư liệu sản xuất của thợ thủ công.
B. cướp bóc thực dân đối với các nước Châu Mĩ, châu Phi và châu Á.
C. đầu tư vốn vào các thuộc địa để phát triển sản xuất, thu lợi nhuận.
D. bóc lột nhân dân lao động trong nước.
Câu 17. Quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí?
A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. B. Hi Lạp, Italia.
C. Anh, Hà Lan. D. Tây Ban Nha, Anh.
Câu 18. Cuộc phát kiến đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới là
A. Ph.Magienlan. B. C.Côlômbô. C. B.Điaxơ. D. Vaxco đơ Gama.
Câu 19. Người tìm ra châu lục mới – Châu Mĩ là
A. Vexpuchi. B. Hoàng tử Henri. C. Vaxco đơ Gama. D. C.Côlômbô.
Câu 20. Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng với mục đích quan trọng
nhất là gì?
A. Khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại.
B. Lấy lại những giá trị văn hóa đã bị Giáo hội Kitô và chế độ phong kiến vùi lập.
C. Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân và tri thức khoa học – kĩ thuật.
D. Xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.




Viết một bình luận