Câu 1: Ý nào không phản ánh đúng tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII?
A.Đầu thời nhà Mạc, khi chưa diễn ra chiến tranh Nam – Bắc triều, nông nghiệp vẫn phát triển
B. Chiến tranh phong kiến làm cho sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng
C. Ruộng đất bị bỏ hoang, nạn mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập
D. Để phát triển sản xuất, chính quyền Lê – Trịnh rất quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai hoang.
Câu 2: Làng gốm Bát Tràng nổi tiếng thuộc
A.Hà Nội B. Bắc Ninh C. Bắc Giang D. Hưng Yên
Câu 3: Mặt hàng thủ công nổi tiếng của Quảng Nam được các lái buôn phương Tây ca ngợi là
A.Gốm B. vải lụa C. đường mía D. đồ sắt
Câu 4: Ở các thế kỉ XVI – XVIII, hệ tư tưởng thống trị trong xã hội Việt Nam là
A.tư tưởng Nho giáo B. tư tưởng Phật giáo
C. tư tưởng Đạo giáo D. tư tưởng Hồi giáo
Câu 5: Thế kỉ XVI – XVIII, một tôn giáo mới từng bước được truyền bá vào nước ta là
A.Phật giáo B. Nho giáo
C. Thiên chúa giáo D. Hồi giáo
Câu 6: Một loại chữ viết mới ra đời ở Việt Nam gắn liền với quá trình truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây là
A.chữ Hán B. chữ Nôm C. chữ La tinh D. chữ Quốc ngữ.
Câu 7: Trong các thế kỉ XVI- XVII, một loại hình văn học rất phát triển so với thời kì trước, gắn liền với nhiều tập truyện, tập thơ của các tác giả nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ là
A.văn học chữ Hán B. văn học chữ Nôm
C. văn học chữ Quốc ngữ D. văn học chữ Phạn
Câu 1 D
Câu 2 A
Câu 3 B
Câu 4 B
Câu 5 A
Câu 6 C
Mình chỉ bt có mấy câu đó thôi
Sai thì bỏ qua cho mình nha
1/D
2/A
3/C
4/A
5/C
6/ C
7/B