Câu 1. Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam? A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa. B. Chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Ngu

By Adalynn

Câu 1. Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa.
B. Chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn.
C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước.
Câu 2. Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi.
B. Việt Nam có vi trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở, chế độ phong kiến suy yếu
C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.
D. Việt Nam chế độ phong kiến thống trị đã suy yếu.
Câu 3. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?
A. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.
C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.
D. Chiếm Đà Nẵng khống chế miền Trung.
Câu 4. Thực dân Pháp chính thức đổ bộ xâm lược nước ta vào thời gian nào?
A. Ngày 9 tháng 1 năm 1858. B. Ngày 1 tháng 9 năm 1858.
C. Ngày 30 tháng 9 năm 1858. D. Ngày 1 tháng 9 năm 1885.
Câu 5. Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng?
A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương, C. Nguyễn Trung Trực. D. Trương Định.
Câu 6. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 5 tháng 6 năm 1862. B. Ngày 6 tháng 5 năm 1862.
C. Ngày 8 tháng 6 năm 1862. D. Ngày 6 tháng 8 năm 1862.
Câu 7. Ngày 20 – 11 – 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?
A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.
Câu 8. Thực dân Pháp nổ súng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất vào thời gian nào?
A. Sáng ngày 20-11-1873. B. Trưa ngày 20-11-1873.
C. nối ngày 20-11-1873. D. Đêm ngày 20-11-1873.
Câu 9. Ai là Tổng đốc thành Hà nội vào năm 1873?
A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương, C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Thanh Giản.
Câu 10. Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai vào thời gian nào?
A. Ngày 3 tháng năm 1882. B. Ngày 13 tháng 4 năm 1882.
C. Ngày 4 tháng 3 năm 1882. D. Ngày 14 tháng 3 năm 1882.
Câu 11. Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là ai?
A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu, C. Nguyễn Lân. D. Hoàng Kế Viên.
Câu 12: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
C. Hiệp ước Hác – măng (1883) D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
Câu 13. Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu làm gì?
A. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất. B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai.
C. Bắt đầu xúc tiến việc thiết lập bộ máy chính quyền thực dân và chế độ bảo hộ lên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
D. Bắt đầu xúc tiến việc lập bộ máy cai trị trên toàn Việt Nam.
Câu 14. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân phái chủ chiến trong triều đình Huế đại diện là những ai đã mạnh tay hành động chống Pháp?
A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản. B. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi. D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câ 15. Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân pháp đã làm gì?
A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết. B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến,
C. Giảng hòa với phái chủ chiến. D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại phái chủ chiến.
Câu 16. Cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra vào thời gian nào?
A. Đêm mùng 5 rạng sáng 6 -7-1885. B. Đêm mùng 6 rạng sáng 7-7-1886.
C. Đêm mùng 4 rạng sáng 5-7-1885. D. Đêm mùng 3 rạng sáng 4-7-1885
Câu 17. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đâu?
A. Tòa Khâm sứ và Hoàng Thành. B. Đồn Mang Cá và Hoàng Thành,
C. Hoàng Thành. D. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
Câu 18. Chiếu Cần Vương được ban bố vào thời gian nào?
A. Ngày 20 tháng 7 năm 1885. B. Ngày 02 tháng 7 năm 1885.
C. Ngày 13 tháng 7 năm 1885. D. Ngày 17 tháng 3 năm 1885.
Câu 19. Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là gì?
A. Kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước.
B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
C. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.
D. Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Câu 20. Vua Hàm Nghi bị bắt vào thời gian nào?
A. Tháng 10 năm 1888. B. Tháng 11 năm 1888. C. Tháng 12 năm 1888. D. Tháng 01 năm 1889.
Câu 21. Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đưa ông đi đày ở đâu?
A. Ở Tuy-ni-di. B. Ở An-giê-ri. C. Ở Mê-hi-cô. D. Ở Nam Phi.




Viết một bình luận