Câu 10. Có mấy từ ghép tổng hợp trong câu văn sau ?
“Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một phần của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.”
A. 5 từ ghép tổng hợp B. 6 từ ghép tổng hợp
C. 7 từ ghép tổng hợp D. 8 từ ghép tổng hợp
Câu 11. Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây không cùng nội dung với “góp gió thành bão” ?
A. Gieo gió gặp bão B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
C. Năng nhặt chặt bị D. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí
Câu 12. Câu nào không sử dụng biện pháp so sánh ?
A. Giàn giáo tựa cái lồng che chở
B. Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
C. Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
D. Trụ bê tong nhú lên như một mầm cây.
Câu 13: Xác định CN, VN của các câu dưới đây.
Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.
Mỗi khi khách bước vào, bà cụ lại nở một nụ cười hiền hậu, những vết nhăn trên khóe.
Câu 14. Chỉ ra lỗi sai ở mỗi câu sau rồi chữa lại cho đúng:
a) Cứ tiếp tục đánh Pháp cho đến ngày toàn thắng.
b) Trong truyện “Cây tre trăm đốt” cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
c) Vào năm học mới, chiếc cặp mà bố tặng em.
d) Lòng dũng cảm của chú công an và con ngựa.
e) Trên cánh đồng làng chạy dọc theo con sông Máng.
g) Khi em nhìn lên ánh mắt yêu thương của Bác.
Câu 10:
C. 7 từ ghép tổng hợp
giải thích:
– Các từ ghép tổng hợp: núi non, sóng nước, tươi đẹp, non sông, gấm vóc, nhân dân, tiếp đời.
Câu 11:
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
giải thích:
– Góp gió thành bão: gom góp những thứ nhỏ nhặt sẽ tạo ra một thứ to lớn.
`->` Chọn B
Câu 12:
D. Trụ bê tong nhú lên như một mầm cây.
Câu 13:
Làng mạc/ bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương/ vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu
CN VN CN VN
tôi/ có ngày trở về.
CN VN
Mấy con mang vànghệt như màu lá khộp/ đang ăn cỏ non.
CN VN
Mỗi khi khách bước vào, bà cụ/ lại nở một nụ cười hiền hậu, những vết nhăn trên khóe.
CN VN
Câu 14:
a) Thiếu chủ ngữ
→ Chúng tôi cứ tiếp tục đánh Pháp cho đến ngày toàn thắng.
b) Thiếu chủ ngữ
→ Tác giả truyện “Cây tre trăm đốt” cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
c) Thiếu vị ngữ
→ Vào năm học mới, chiếc cặp mà bố tặng em sẽ được sử dụng.
d) Thiếu vị ngữ
→ Lòng dũng cảm của chú công an và con ngựa làm em rất khâm phục.
e) Thiếu chủ ngữ, vị ngữ
→ Trên cánh đồng làng chạy dọc theo con sông Máng, đám tre hẹn nhau thả diều.
g) Thiếu chủ ngữ, vị ngữ
→ Khi em nhìn lên ánh mắt yêu thương của Bác, em cảm nhận được sự hiền từ của người lãnh tụ vĩ đại này.
Câu 10 : C. 7 từ ghép tổng hợp
núi non, sóng nước, tươi đẹp, non sông, gấm vóc, nhân dân, tiếp đời.
Câu 11: A. Gieo gió gặp bão
Câu 12 : B
Câu 13:
– Làng/ mạc bị tàn phá
CN1 VN1
mảnh đất quê hương/ vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa
CN2 VN2
tôi / có ngày trở về
CN3 VN3
– Mấy con mang vàng hệt như mà lá khộp / đang ăn cỏ non.
CN VN
– Mỗi khi khách/ bước vào, /bà cụ / lại nở 1 nụ cười hiền hậu, những vết nhăn trên khóe
CN1 VN1 CN2 VN2
Câu 14:
a. Cứ tiếp tục đánh Pháp cho đến ngày toàn thắng.
Sai: Câu chưa có chủ ngữ
Chữa: Chúng ta cứ tiếp tục đánh pháp chó đến ngày toàn thắng