Câu 10: Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phái chủ chiến trong cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế (7/1885)? A. Sự chênh lệch

Câu 10: Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phái chủ chiến trong cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế (7/1885)?
A. Sự chênh lệch về lực lượng và công tác tuyên truyền chưa tốt.
B. Công tác chuẩn bị chưa tốt, cuộc phản công diễn ra trong bối cảnh bị động.
C. Không nhận được sự ủng hộ của phái chủ hòa trong triều đình Huế.
D. Quân Pháp rất mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.
Câu 11: Nhận xét nào dưới đây về phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Nam là khôngđúng?
A. Đây là phong trào yêu nước có mục tiêu và hình thức đấu tranh mới.
B. Đây là phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra với quy mô rộng lớn.
C. Đây là phong trào yêu nước có sự tham gia đông đảo các giai cấp, tầng lớp.
D. Đây là phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến.
Câu 12: Điểm chung và cũng là ưu điểm lớn nhất của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
A. tập hợp được đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
B. khởi nghĩa vũ trang theo phạm trù phong kiến.
C. xác định đúng đối tượng đấu tranh là thực dân Pháp.
D. làm chậm quá trình khai thác thuộc địa của Pháp.
Câu 13: Căn cứ nào dưới đây là quan trọng nhất để khẳng định khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương (1885 -1896) ở Việt Nam?
A. Cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, tổ chức chặt chẽ và lập được nhiều chiến công.
B. Được sự ủng hộ của nhân dân và chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.
C. Cuộc khởi nghĩa có thời gian tồn tại lâu nhất, có phương thức tác chiến linh hoạt.
D. Làm chậm lại quá trình bình định của Pháp, để lại nhiều bài học kinh nghiệm.
Câu 14: Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương (1885) nhằm mục đích
A. thổi bùng ngọn lửa yêu nước, vốn đang cháy âm ỉ trong quần chúng nhân dân.
B. tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp và sự phản bội của một số quan lại.
C. lên án tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp dựng lên.
D. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
Câu 15: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không thuộc phong trào Cần Vương (1885 – 1896) ở Việt Nam?
A. Bãi Sậy. B. Yên Thế. C. Hương Khê. D. Ba Đình.
Câu 16: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) ở Việt Nam là
A. văn thân, sĩ phu. B. sĩ phu yêu nước tiến bộ.
C. nông dân. D. địa chủ phong kiến.
Câu 17: Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương ở đâu?
A. Hương Sơn (Hà Tĩnh). B. Tân Sở (Quảng Trị).
C. Thuận An (Huế). D. Ba Đình (Thanh Hóa).
Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX là
A. do tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch.
B. hạn chế về lực lượng, chỉ đấu tranh bằng phương pháp vũ trang.
C. các phong trào nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết và chỉ huy thống nhất.
D. thiếu giai cấp lãnh đạo tiên tiến và đường lối đấu tranh đúng đắn.
Câu 19: Một trong những ý nghĩa của Chiếu Cần vương doTôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ban ra năm 1885 là
A. tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp, sự phản bội của một số quan lại.
B. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
C. thổi bùng ngọn lửa yêu nước vốn đang cháy âm ỉ trong quần chúng nhân dân.
D. thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh bất khuất của nhân dân Việt Nam.
Câu 20: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884)?

0 bình luận về “Câu 10: Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phái chủ chiến trong cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế (7/1885)? A. Sự chênh lệch”

  1. 10 – A. Sự chênh lệch về lực lượng và công tác tuyên truyền chưa tốt.

    11 – B. Đây là phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra với quy mô rộng lớn.

    12 – A. tập hợp được đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

    13 – C. Cuộc khởi nghĩa có thời gian tồn tại lâu nhất, có phương thức tác chiến linh hoạt.

    14 – D. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

    15 – B. Yên Thế.

    16 – C. nông dân.

    17 – B. Tân Sở (Quảng Trị).

    18 – D. thiếu giai cấp lãnh đạo tiên tiến và đường lối đấu tranh đúng đắn.

    19 – B. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

    Bình luận
  2. Câu 10:B.  Công tác chuẩn bị chưa tốt, cuộc phản công diễn ra trong bối cảnh bị động.

    Câu 11:

    Câu 12:C. xác định đúng đối tượng đấu tranh là thực dân Pháp.

    Câu 13: D. Làm chậm lại quá trình bình định của Pháp, để lại nhiều bài học kinh nghiệm.

    Câu 14:

    Câu 15: B. Yên Thế.

    Câu 16: C. nông dân.

    Câu 17:B. Tân Sở (Quảng Trị).

    Câu 18: D. thiếu giai cấp lãnh đạo tiên tiến và đường lối đấu tranh đúng đắn.

    Câu 19:

    câu 20: phái chủ chiển chuản bị tốt lực lượng để tổ chức phản công quân pháp 

    Bình luận

Viết một bình luận