Câu 10: Từ phản ứng: Fe(NO3)2 + AgNO3 Fe(NO3)3 + Ag. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Fe2+ khử được Ag+. B. Ag+ có tính khử mạnh hơn Fe2+. C. Fe2+

Câu 10: Từ phản ứng: Fe(NO3)2 + AgNO3 Fe(NO3)3 + Ag.
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Fe2+ khử được Ag+. B. Ag+ có tính khử mạnh hơn Fe2+.
C. Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+. D. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+.
Câu 11: Phản ứng chứng minh hợp chất sắt(II) có tính khử là
A. FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl.
B. Fe(OH)2 + 2HCl FeCl2 + 2H2O.
C. 3FeO + 10HNO3 3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO.
D. FeO + CO Fe + CO2.
Câu 12: Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta cần thêm vào dung dịch hoá chất nào dưới đây?
A. Một đinh Fe sạch. B. Dung dịch H2SO4 loãng.
C. Một dây Cu sạch. D. Dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 13: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch FeSO4 đã được axit hoá bằng H2SO4 vào dung dịch KMnO4. Hiện tượng quan sát được là
A. Dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần rồi chuyển sang màu vàng.
B. Dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần đến không màu.
C. Dung dịch màu tím hồng bị chuyển dần sang nâu đỏ.
D. Màu tím bị mất ngay. Sau đó dần dần xuất hiện trở lại thành dung dịch có màu hồng.
Câu 14: Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối?
A. Al2O3. B. Fe3O4. C. CaO. D. Na2O.
Câu 15: Cho các phản ứng sau:
(a) Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4.
(b) Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl.
(c) Fe tác dụng với dung dịch HCl.
(d) FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư).
Số phản ứng tạo ra muối sắt(III) là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 16: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra đơn chất?
A. Cho bột nhôm vào dung dịch NaOH. B. Cho bột Cu vào dung dịch AgNO3.
C. Cho Na vào dung dịch FeCl2. D. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
Câu 17: Trong các sơ đồ phản ứng hoá học sau đây, có bao nhiêu sơ đồ sai?
(1) Fe3O4 + HCl  FeCl2 + FeCl3 + H2O;
(2) Fe(OH)3 + H2SO4 đặc, nóng  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O;
(3) FeO + HNO3 loãng  Fe(NO3)3 + NO + H2O;
(4) FeCl2 + HNO3 loãng  Fe(NO3)3 + HCl + NO + H2O;
(5) Al + HNO3 loãng  Al(NO3)3 + H2;
(6) FeO + H2SO4 đặc, nguội  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O;
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: Cho các phương trình phản ứng hoá học:
(1) 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  4Fe(OH)3;
(2) Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O;
(3) 2FeCl3 + Fe  3FeCl2;
(4) 2FeCl2 + Cl2  2FeCl3;
(5) Fe(OH)2 FeO + H2O;
(6) Fe2O3 + CO 2FeO + CO2;
(7) 2FeCl3 + Cu 2FeCl2 + CuCl2;
(8) 3FeO + 10HNO3  3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO.
Có bao nhiêu phản ứng sắt(II) bị oxi hóa thành sắt(III) và bao nhiêu phản ứng sắt(III) bị khử thành sắt(II)?
A. 4 và 4. B. 4 và 3. C. 3 và 3. D. 3 và 4.
Câu 19: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)3, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là
A. Fe3O4. B. Fe. C. FeO. D. Fe2O3.

0 bình luận về “Câu 10: Từ phản ứng: Fe(NO3)2 + AgNO3 Fe(NO3)3 + Ag. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Fe2+ khử được Ag+. B. Ag+ có tính khử mạnh hơn Fe2+. C. Fe2+”

Viết một bình luận