Câu 11: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, tinh thần yêu nước được Bác so sánh với cái gì? A. Vàng bạc. B. Tài sản to lớn. C. Chiến c

By Peyton

Câu 11: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, tinh thần yêu nước
được Bác so sánh với cái gì?
A. Vàng bạc. B. Tài sản to lớn.
C. Chiến công hiển hách. D. Một thứ của quí.
Câu 12: Nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
là gì?
A. Sử dụng phép so sánh.
B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ.
C. Sử dụng phép so sách, kết hợp với liệt kê theo mô hình: “từ …đến…”
D. Sử dụng biện pháp nhân hóa.
Câu 13: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được trích từ cuốn Hồ Chủ Tịch,
hình ảnh của dân tộc của tác giả Phạm Văn đồng.
A. Đúng. B. Sai.
Câu 14: Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?
A. Vì Bác có năng khiếu văn chương.
B. Vì Bác sinh ra ở nông thôn.
C. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác.
D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu dược, nhớ được, làm được.
Câu15: Dòng nào nói đúng về nghệ thuật của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?
A. Là một văn bản mẫu mực về lập luận, bố cục và cách đưa dẫn chứng của thể
văn nghị luận.
B. Văn bản có một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
C. Văn bản có sự kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích, đánh giá, bình luận
với những dẫn chứng cụ thể, xác thực và những nhận xét sâu sắc, giàu sức thuyết
phục.
D. Văn bản có những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ, toàn diện.
Câu 16: Theo tác giả Hoài Thanh trong văn bản “Ý nghĩ của văn chương”, nguồn gốc
cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người.
C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
D. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
Câu 17: Câu văn “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có,luyện những tình
cảm ta sẵn có” trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh nói về điều gì?
A. Ý nghĩa của văn chương.
B. Công dụng của văn chương.
C. Nguồn gốc của văn chương.
D. Nhiệm vụ của văn chương.
Câu 18: Nhận xét nào sau đây đúng với tác phẩm “Sống chết mặc bay” của tác giả
Phạm Duy Tốn?
A. “Sống chết mặc bay” là truyện ngắn hiện đại đầu tiên của Việt Nam.
B. “Sống chết mặc bay” về tư tưởng cũng như nghệ thuật được xem là bông hoa đầu
màu của truyện ngắn trung đại Việt Nam.
C. “Sống chết mặc bay” về tư tưởng cũng như nghệ thuật được xem là bông hoa đầu
màu của truyện ngắn hiện đại nhưng trong đó vẫn còn dấu ấn của nghệ thuật văn
học trung đại.
D. “Sống chết mặc bay” là truyện ngắn trung đại xuất sắc của Việt Nam.
Câu 19: Dòng nào nói đúng nhất về giá trị hiện thực của văn bản “Sống chết mặc bay”?
A. Phản ánh thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân.
B. Phản ánh cuộc sống vô cùng cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ.
C. Phản ánh cuộc sống nhàn hạ và vô cùng sung túc của bọn quan lại sâu mọt.
D. Phản ánh cuộc sống vô cùng cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ và thái độ
vô trách nhiệm của bọn quan lại.
Câu 20: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi: “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho
việc gì nhiều nhất?”
A. Hằng ngày, mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
B. Đọc sách.
C. Đọc sách là việc mình dành thời gian nhiều nhất.
D. Tất nhiên là mình đọc sách.




Viết một bình luận