Câu 14: Cho các phép lai sau :
Lần 1 : Cho lai các loại cây lúa thân cao A với cây lúa thân thấp B thuần chủng , ta có được
các loại cây lúa thân cao và các loại cây lúa thân thấp , mỗi loại chiếm tỉ lệ 50%
Lần 2: cho lai cây lúa thân thấp C với cây lúa thân thấp D ta được toàn bộ cây lúa thân thấp
Lần 3: cho lai cây lúa thân cao E với cây lúa thân cao F, ta thu được toàn cây lúa thân cao
Hãy biện luận xác định tính trội lặn và kiểu gen của P trong các thí nghiệm trên ?
– Nhận xét phép lai ta thấy :
+ Khi lai cơ thể A với cơ thể B thuần chủng , F1 xuất hiện các tính trạng thân cao và thân thấp với tỉ lệ 1:1 . Dây là kết quả của phép lai phân tích , cơ thể của kiểu hình trội có kiểu gen di hợp tử
+ Vây cơ thể A thân cao là cơ thể có kiểu hình trội di hợp tử một cặp gen , cơ thể Bthân thấp thuần chủng có kiểu đồng hợp lặn do đó :Tính trạng thân cao là tính trạng trội , tính trạng thân thấp là tính trạng lặn
Xác định kiểu gen của P ở mỗi thí nghiệm
Qui ước gen : Gen H : Thân cao
Gen h : Thân Thấp
Cơ thể mang tính trạng thân cao là : HH và Hh
Cơ thể mang tính trạng thân thấp là : hh
Cây lúa thân cao A là cơ thể mang kiểu hình trội có kiểu gen là di hợp “ Hh
Cây lúa thân thấp B là cơ thể mang kiểu hình lặn có kiểu gen là đồng hợp lặn : hh
– P1: Cây A thân cao ( Hh ) x Cây B thân Thấp ( hh)
Cây lúa thân thấp C và D là cơ thể mang kiểu hình lặn có kiểu gen là đồng hợp “hh
– P2: Cây C thân thấp ( hh ) x Cây D thân Thấp ( hh)
– P3: Cây lúa thân cao E và F là cơ thể mang kiểu hình trội có kiểu gen : HH và Hh
Có 3 trường hợp: 1. Cây lúa thân cao E( HH) x Cây lúa thân cao F ( HH)
2. Cây lúa thân cao E ( HH) x Cây lúa thân cao F ( Hh)
3. Cây lúa thân cao E( Hh) x Cây lúa thân cao F ( Hh)
* xét kết quả phép lai 1:
cây thân cao lại cây thân thấp thuần chủng thu được F1 phân li theo tỉ lệ 1:1
→kết quả của phép lai phân tích (1 bên P dị hợp, 1 bên đồng hợp lặn)
mà cây thân thấp thuần chủng nên thân thấp là lặn, thân cao là trội.
Quy ước:
A: thân cao
a: thân thấp
+ Phép lai 1: thân cao × thân thấp thu đời con phân li tỉ lệ 1:1 (phép lai phân tích)
P: Aa × aa
G: ($\frac{1}{2}$A: $\frac{1}{2}$a) × 1a
F1: $\frac{1}{2}$Aa: $\frac{1}{2}$aa
TLKH: $\frac{1}{2}$thân cao: $\frac{1}{2}$thân thấp
+ Phép lai 2: thân thấp lai thân thấp thu F1 toàn thân thấp
P: aa × aa
G: a × a
F1: 100%aa
TLKH: 100% thân thấp
+ Phép lai 3: thân cao lai thân cao thu được F1 toàn bộ thân cao
→ 1 bên P đồng hợp trội, 1 bên đồng hợp trội hoặc dị hợp
P1: AA × AA
G: A × A
F1: 100% AA
TLKH: 100% thân cao
P2: AA × Aa
G: A × ($\frac{1}{2}$A: $\frac{1}{2}$a)
F1: ($\frac{1}{2}$AA: $\frac{1}{2}$Aa)
TLKH: 100% thân cao