Câu 15. Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định đường lối chiến lược trong giai đoạn đầu của cách mạng nước ta là
A. thổ địa cách mạng. B. cách mạng tư sản dân quyền.
C. tư bản chủ nghĩa. D. xã hội chủ nghĩa.
Câu 16. Cuối tháng 8/1945, quân đội của các nước nào đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam?
A. Anh, Pháp.
B. Anh, Trung Hoa Dân quốc.
C. Nhật, Pháp.
D. Pháp, Trung Hoa Dân quốc.
Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải là cơ sở để ta lựa chọn sách lược hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc?
A. Vì ta nhận định sớm muộn chúng sẽ rút về nước.
B. Vì chúng không công khai chống phá cách mạng.
C. Vì ta cần tập trung chống Pháp ở miền Nam.
D. Vì Hiệp ước Hoa – Pháp đã được kí kết.
Câu 18. Tổ chức chính trị đầu tiên của giai cấp công nhân ra đời ở Việt Nam là
A. Công hội bí mật.
B. Tâm tâm xã.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Đông Dương Cộng sản Đảng.
Câu 19. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam (1919 – 1929) đã tác động đến tính chất xã hội Việt Nam như thế nào?
A. Xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc, giai cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời.
B. Xuất hiện giai cấp mới trong xã hội, bổ sung lực lượng mới cho cách mạng.
C. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thực dân nửa phong kiến.
D. Xã hội Việt Nam trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 20. Những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương được bắt đầu khắc phục từ
A. nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1936.
B. nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939.
C. nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1940.
D. nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941.
Câu 21. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất trong xã hội Việt Nam có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi?
A. Có hệ tư tưởng riêng.
B. Chịu nhiều tầng áp bức nên căm thù giặc sâu sắc.
C. Có tinh thần cách mạng triệt để và có hệ tư tưởng tiên tiến.
D. Sống tập trung, gắn bó với nông dân nên dễ tạo động lực cho cách mạng.
Câu 22. Ý nào sau đây không đúng khi lí giải vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?
A. Trở thành Đảng cầm quyền duy nhất lãnh đạo phong trào cách mạng.
B. Giải quyết được khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
C. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
D. Là sự chuẩn bị đầu tiên cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng.
Câu 23. Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là không đúng?
A. Đây là cuộc vận động dân chủ có tính chất dân tộc.
B. Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.
C. Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.
D. Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ.
Câu 24. Sự kiện nào đã làm chuyển biến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội và điều kiện chính trị để Việt Nam tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản?
A. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp (1919-1929).
B. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917).
C. Quốc tế Cộng sản được thành lập tại Matxcơva (1919).
D. Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn tiếp tục vào Việt Nam.
Câu 25. Sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi vận dụng lí luận cách mạng vô sản vào hoàn cảnh thực tiễn các nước thuộc địa là thấy được vai trò của
A. tư sản dân tộc. B. nông dân.
C. tiểu tư sản. D. vô sản.
Câu 16: C
Câu 17: A
Câu 18: D
Câu 19: A
Câu 20: B
Câu 21:D
Trả lời:
Câu 16: C
Câu 17: A
Câu 18: D
Câu 19: A
Câu 20: B
Câu 21: D
chúc bạn học tốt