Câu 16. Tác động không mong muốn của thực dân Pháp đối với sự phát triển của ngành kinh tế Việt Nam trong ngành
A. Khai thác mỏ. B. Chế tạo máy. C. Giao thông vận tải.
D. Thương nghiệp.
Câu 17. Kết quả phong trào đấu tranh của nông dân ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh là:
A. Hệ thống chính quyền địch bị tan rã, tê liệt ở nhiều huyện xã.
B. Thực dân Pháp phải thực hiện giảm tô thuế.
C. Nông dân được chia lại ruộng đất công.
D. Tiểu tư sản được tự do hội họp, báo chí.
Câu 18. Giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân là
A. Tư sản. B. Công nhân.
C. Tiểu tư sản. D. Tiểu địa chủ.
Câu 19. Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. Nguyễn Hồng Sơn. B. Ngô Gia Tự.
C. Nguyễn Ái Quốc. D. Lê Hồng Phong.
Câu 20. Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam?
A. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên cả nước.
C. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. B. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”.
Câu 21. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc
A. kỉ nguyên độc lập tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước; kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
B. kỉ nguyên độc lập tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước; kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng thế giới.
C. kỉ nguyên độc lập tự do; giai cấp tư sản nắm chính quyền, làm chủ đất nước; kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
D. kỉ nguyên độc lập tự do tiến lên Tư bản chủ nghĩa.
Câu 22: Nội dung nào không là vai trò của Mặt trận Việt Minh trong thời kì từ tháng 5-1941 đến tháng 3-1945?
A. Chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.
B. Chỉ đạo cao trào kháng Nhật cứu nước.
C. Huy động quần chúng tham gia đông đảo vào cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
D. Ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Câu 23. Nội dung nào sau đây không thuộc Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng lần thứ VIII (5/1941)?
A. Nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp.
B. Giải phóng dân tộc.
C. Tạm gác cách mạng ruộng đất.
D. Kẻ thù của cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
Câu 24. Kẻ thù chính được xác định trong chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là
A. Phát xít Nhật và phong kiến.
B. Thực dân Pháp.
C. Phát xít Nhật.
D. Thực dân Pháp và phát xít Nhật.
Câu 25. Nhận xét nào phản ánh đúng tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Trở thành quốc gia phát triển mạnh nhất trong khu vực Đông nam Á.
B. Các quốc gia trên thế giới lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
C. Việt Nam rơi vào hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.
D. Đưa Việt Nam bước vào thời kì xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 26. “…Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới…”. Nội dung trên được trích từ
A. “Chỉ thị Toàn dân kháng chiến”.
B. Tác phẩm “kháng chiến nhất định thắng lợi”.
C. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
Câu 27. Điện Biên Phủ có ý nghĩa quốc tế như thế nào?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc bị sụp đổ.
B. Các nước ở châu Á, Phi bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Các dân tộc trên thế giới cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Chủ nghĩa thực dân ở châu Á, Phi cơ bản bị sụp đổ.
Câu 28. Chiến thắng quân sự nào dưới đây đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va của thực dân Pháp ở Đông Dương?
A. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954.
B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
C. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 29. Quyền của ba nước Đông Dương được các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ năm 1954 cam kết tôn trọng là:
A. các quyền dân tộc cơ bản.
B. quyền được hưởng độc lập, tự do.
C. quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do.
D. quyền chuyển quân tập kết ra Bắc.
Câu 30. Ngày 10 tháng 10 năm 1954 đánh dấu sự kiện
A. quân Pháp rút khỏi Hải Phòng.
B. bộ đội ta tiến về giải phóng Thủ đô.
C. quân Pháp rút khỏi miền Bắc.
D. đất nước tạm thời chia cắt.
Câu 16:A
Câu 17:C
Câu 18:B
Câu 19:D
Câu 20:C
Câu 21:B
Câu 22:A
Câu 23:B
Câu 24:A
Câu 25:C
Câu 26:D
Câu 27:B
Câu 28:B
Câu 29:C
Câu 30:A
câu 16 : D
câu 17 : mình đang phân vân giữa A và C
câu 18:D
câu 19 :C
câu 20 :B
câu 21 :A
câu 22;C
câu 23 :A
câu 24 😀
câu 25 : C
câu 26 😀
câu 27 :C
câu 28 : A
câu 29 :B
câu 30 :B