Câu 16: Trong các câu sau, câu nào đúng? A. Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực. B. Lực đẩy Ac si met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gâ

By Gabriella

Câu 16: Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực.
B. Lực đẩy Ac si met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
C. Lực đẩy Ac si met có điểm đặt ở vật.
D. Lực đẩy Ac si met luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
Câu 17: Công thức tính lực đẩy Acsimét là:
A. FA= D.V B. FA= Pvật C. FA= d.V D. FA= d.h
Câu 18: Có một vật nổi trên mặt một chất lỏng. Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật được tính như thế nào?
A. Bằng trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật.
B. Bằng trọng lượng của phần vật nổi trên mặt chất lỏng.
C. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng.
D. Bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 19: Chọn câu trả lời sai Công suất có đơn vị là:
A. Oát (w) B. Kilôoát (kw) C. Kilôoát giờ (kwh) D. Mã lực.
Câu 20: Bỏ đinh sắt vào một cái ly . Nếu rót thủy ngân vào ly thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Biết trọng lượng riêng của sắt là 78000N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136 000 N/ m3.
A.Đinh sắt chìm dưới đáy ly.
B.Đinh sắt nổi lên.
C.Lúc đầu nổi lên sau lại chìm xuống.
D. Đinh sắt lơ lửng trong thủy ngân.
B. Tự luận
Câu 1. Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm ở cách đáy thùng 0,4m.
Câu 2. Một chiếc tàu bị thủng một lỗ nhỏ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m2.
Câu 3. Một bình thông nhau chứa nước biển. người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng.Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10 300N/m3 và của xăng là 7000N/m3.
Câu 4. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.
Câu 5. Tính công suất của một người đi bộ, nếu trong 2 giờ người đó đi 10000 bước và mỗi bước cần một công là 40J.
Câu 6. Hãy cho biết công suất của những loại động cơ ôtô mà em biết. Tính công của một trong các động cơ ôtô đó khi nó làm việc hết công suất trong thời gian 2 giờ.

0 bình luận về “Câu 16: Trong các câu sau, câu nào đúng? A. Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực. B. Lực đẩy Ac si met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gâ”

  1. Câu 16: C

    Câu 17: C

    Câu 18: D

    Câu 19: B

    Câu 20: B

    B tự luận

    Câu 1: 

    Áp suất của nước ở đáy thùng là:  

    P= d.h1 

         = 10000.1,2 = 12000 N/m2

    Áp suất của nước lên điểm cách đáy thùng và lên một điểm ở cách đáy thùng 0,4 m là:  

    P2 = d.h2 

        = 10000.(1,2 – 0,4) = 8000 N/m2

    Câu 2:

    Áp suất do nước gây ra tại chỗ thủng là:

    p = d.h

       = 10 000 . 2,8 = 28 000N/m2

    Lực tối thiểu để giữ miếng vá là

    F = p.s

       = 28 000 . 0,015 = 420N

    Câu 4:

    Công thực hiện được trong trường hợp này là:

    A = F.s = p.h

    = 25 000.12 = 300 000 (J)

    Câu 5:

    Công người đó đi được: 

    A = 10 000. 40 = 400 000J

    Thời gian người đó đi bộ là:

    t = 2.3600 = 7200s

    Công suất của một người đi bộ là:

    P = A/t = 400000/ 7200 = 55,55W (xấp xỉ)

    Câu 6:

    Ví dụ: Biết công suất của động cơ một chiếc xe buýt là p

    Thời gian làm việc là t = 2giờ = 7 200s

    Công của động cơ: A = Pt = 7 200P (J)

                          ____Học Tốt____

     

    Trả lời
  2. Câu 3.

    Ta có: PA=PB

    Mặt khác: {PA=d1h1PB=d2h2

    →d1h1=d2h2

    →h2=h1−h

    →d1h1=h2(h1h)

    →(d2−d1)h1=d2h

    Trả lời

Viết một bình luận