Câu 17. Ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ai Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa năm 1921 là gì?
Câu 18. Sự kiện nào đánh dấu bước đầu thắng thế của khuynh hướng vô sản trước khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vào thời gian trước khi Đảng Cộng sản ra đời?
Câu 19. Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất phân hóa thành những giai cấp tầng lớp nào?
Câu 20. Những đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?..
Câu 21. Năm 1930, vì sao Nghệ – Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát triến mạnh nhất?.
Câu 22. Nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) là gì?
Câu 23. Sau cuộc họp của Ban Thường vụ Trung ương Đảng tại Vạn Phúc ngày 19-12-1946, ta đã có hành động gì để đáp trả tối hậu thuư của thực dân Pháp?
Câu 18 : Sự kiện đánh dấu thắng thế của khuynh hướng vô sản trước khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vào thời gian trước khi Đảng Cộng sản ra đời
-Sự ra đời của các tổ chức cộng sản năm 1929
Câu 19 Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất phân hóa thành 5 giai cấp tầng lớp .
-Địa chủ phong kiến
-Nông dân
-Công nhân
-Tư sản
-Tiểu tư sản
Câu 20 :Những đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam là
-Chịu 3 tầng áp bức bóc lột (Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến).
– Kế thừa truyền thống yêu nước đấu tranh của dân tộc.
– Do ra đời muộn nên giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu được ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga.
– Giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có đủ điều kiện và năng lực để lãnh đạo cách mạng
— Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên họ gắn bó với dân tộc có mối quan hệ gần gũi với nhân dân và có mối thâm thù với thực dân Pháp.
Câu 21 :Năm 1930, Nghệ – Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát triến mạnh nhất vì.
Là nơi có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm, là nơi có chi bộ Đảng hoạt động mạnh.
Câu 22 : Nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) là
Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
– Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm
Câu 23 ;Sau cuộc họp của Ban Thường vụ Trung ương Đảng tại Vạn Phúc ngày 19-12-1946 ta đã phát động toàn quốc kháng chiến
Câu 17 (bài 16)
– Ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921) là tập hợp nhân dân các nước thuộc địa của Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
Câu 18: (bài 16)
– Sự kiện đánh dấu bước đầu thắng thế của khuynh hướng vô sản trước khuynh hướng tư sản ở VN vào thời gian trước khi Đảng cộng sản ra đời: Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, trở thành 1 trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp
Câu 19: (bài 14) (ở đây chỉ hỏi là phân thành những giai cấp nào nên mình chỉ liệt kê)
– Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất bị phân hóa sâu sắc từ 2 giai cấp thành 5 giai cấp, tầng lớp
1. Giai cấp địa chủ phong kiến
2. Tầng lớp tư sản
3. Tầng lớp tiểu tư sản
4. Giai cấp công nhân
5. Giai cấp nông dân
Câu 20 (bài 14) (câu này mới hỏi điểm riêng nên mình sẽ trả lời điểm riêng từng giai cấp)
1. Giai cấp địa chủ phong kiến
– Có nhiều ruộng đất, bóc lột chèn ép nhân dân ta. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tăng nhanh về số lượng và chất lượng, ngày càng trở thành tay sai đắc lực cho Pháp
=> Là đối tượng của cách mạng
– Tuy nhiên, có 1 bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị chèn ép và bóc lột về kinh tế, có mâu thuẫn với Pháp. Do đó, có tư tưởng yêu nước khi có điều kiện => Lôi kéo họ về phía cách mạng
2. Tầng lớp tư sản
– Có quan hệ làm ăn buôn bán với Pháp nhưng bị Pháp chèn ép
– Bị phân hóa thành 2 bộ phận
+ Tư sản dân tộc (yêu nước)
+ Tư sản mại bản (bán nước)
3. Tầng lớp tiểu tư sản
– Bao gồm: học sinh, sinh viên, trí thức nghèo
– Đời sống bấp bênh, bị Pháp khinh rẻ, miệt thị => có tinh thần hăng hái cách mạng
==> Là bộ phận quan trọng của cách mạng
4. Giai cấp nông dân
– Chiếm 90% dân số
– Bi cướp đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa
=> Là lực lượng đông đảo của cách mạng
5. Giai cấp công nhân
– Xuất thân từ nông dân nhưng bị cướp đoạt ruộng dất, phải làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền
– Bị 3 tầng áp bức bóc lột
– Được truyền bá chủ nghĩa Mac Lenin
=> Là lực lượng lãnh đạo cách mạng
Câu 21:(bài 19)
– Năm 1930, Nghệ Tĩnh là nơi phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ nhất vì có chi bộ cộng sản, bị đàn áp nặng nề nhất, nghèo
Câu 22: (bài 24)
– Nội dung Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)
+ Pháp công nhận nước VN Dân chủ cộng hòa là 1 quốc gia tự do, có chĩnh phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nhưng nằm trong khối Liên hiệp Pháp
+ Cho 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay 200.000 quân Tưởng, số quân này sẽ rút dần trong 5 năm
+ Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức ở Paris
Câu 23: (bà9 25)
– Sau cuộc họp Ban Thường vụ TW Đảng tại Vạn Phúc 19/12/1946, ta có hành động để đáp trả tối hậu thư của Pháp: 20h ngày 1912/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp (công nhân nhà máy Yên Phụ đập phá máy móc, toàn thành phố tắt điện)