câu 1trình bày những hoạt động của bavs hồ sau khi ra đi tìm đường cứa nước câu 2 trình bày nội dung chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp

By Claire

câu 1trình bày những hoạt động của bavs hồ sau khi ra đi tìm đường cứa nước
câu 2 trình bày nội dung chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp ở việt nam em có nhận xét gì về đời sống của giai cấp nhân dân và công nhân dưới tác động cuả những cuộc kinh tế đó

0 bình luận về “câu 1trình bày những hoạt động của bavs hồ sau khi ra đi tìm đường cứa nước câu 2 trình bày nội dung chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp”

  1. Câu 1:

    – Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin – một tàu buôn của Pháp, để có cơ hội tới các nước phương Tây xem họ làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.
    – Năm 1917. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, ở đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người hăng hái học tập, tham gia những buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học, tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có những biến chuyển mạnh mẽ .
    * Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam
     .

    Trả lời
  2. Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)

    – Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát,….

     Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

    – Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.

    – Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.

     Tăng thu các loại thuế.

    => Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

    Trả lời

Viết một bình luận