Câu 2: (1,0 điểm) Giải thích hiện tượng xảy ra trong các trường hợp sau: a) Cho một ít mỡ lợn vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH, sau đó đun nóng ống

Câu 2: (1,0 điểm)
Giải thích hiện tượng xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Cho một ít mỡ lợn vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH, sau đó đun nóng ống nghiệm thì thấy mỡ tan trong dung dịch NaOH.
b) Cho một ít etanol vào ống nghiệm chứa lòng trắng trứng thì xuất hiện kết tủa.
c) Nhỏ aceton vào quả bóng bàn thì quả bóng sẽ bị thủng
d) Một khúc mía để lâu trong không khí thì đầu vết cắt có mùi của rượu.

0 bình luận về “Câu 2: (1,0 điểm) Giải thích hiện tượng xảy ra trong các trường hợp sau: a) Cho một ít mỡ lợn vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH, sau đó đun nóng ống”

  1. a)

    Lúc đầu cho mỡ lợn vào ống nghiệm vào dung dịch \(NaOH\) thì mỡ không tan/tan chậm vì mỡ lợn không tan trong dung môi phân cực, tuy nhiên đun nóng thì phản ứng phân hủy mỡ lợn trong \(NaOH\) xảy ra nhanh hơn, mỡ lợn tan dần tạo dung dịch đồng nhất. Sau khi hạ nhiệt độ thì chất lỏng đông lại ta thu được xà phòng.

    b)

    Cái này do hiện tượng đông tụ của protein, etanol làm thay đổi cấu trúc liên kết của các chuỗi polypeptit gây ra hiện tượng đông tụ.

    c)

    Do axeton là một dung môi không phân cực, có thể hòa tan được nhiều chất hữu cơ ví dụ như nhựa làm bóng bàn, do đó nhỏ axeton vào thì quả bóng bị thủng.

    d)

    Do để lâu trong không khí thì đường trong mía sẽ phân hủy thành glucozo. Sau một thời gian sẽ có hiện tượng lên men glucozo và tạo ra rượu. Do vậy ta ngửi thấy có mùi rượu.

    Bình luận
  2. a, Mỡ lợn (thành phần chính là chất béo không no) không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch $NaOH$ đun nóng do chất béo là trieste nên bị thuỷ phân trong môi trường kiềm.

    b, Nhỏ etanol vào lòng trắng trứng làm cho protein trong trứng bị đông tụ nên xuất hiện kết tủa.

    c, Axeton là dung môi hoà tan được nhiều chất không cực (do là dung môi không cực) nên hoà tan được nhựa bóng bàn.

    d, Trong mía chứa nhiều đường saccarozơ. Khi để đầu vết cắt mía ngoài không khí một thời gian, enzim thuỷ phân saccarozơ thành glucozơ, glucozơ bị men rượu lên men thành etanol nên mía có mùi rượu.

    Bình luận

Viết một bình luận