Câu 2. a. Em hiểu thế nào là khởi nghĩa và kháng chiến. b. Trình bày cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. c. Cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng chống quân Hán

Câu 2.
a. Em hiểu thế nào là khởi nghĩa và kháng chiến.
b. Trình bày cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
c. Cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng chống quân Hán đã diễn ra như thế
nào?
Câu 3.
a, Tình hình kinh tế nước ta từ thế I đến thế kỉ VI có điểm gì mới?
b, Em có suy nghĩa gì về năng lực của người Việt thời Bắc thuộc?

0 bình luận về “Câu 2. a. Em hiểu thế nào là khởi nghĩa và kháng chiến. b. Trình bày cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. c. Cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng chống quân Hán”

  1. câu 2

    a, khởi nghĩa là nổi dậy dùng bạo lực lật đổ ách thống trị để giành chính quyền

      kháng chiến là chiến đấu dành độc lập tự do cho Tổ Quốc

    b,

    Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.

    Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.

    Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.

    c, 

     Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã nhanh chóng chống trả rồi rút lui.

    – Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân làm 2 đạo thủy, bộ tiến vào Giao Chỉ theo hai con đường khác nhau và hợp nhau tại Lãng Bạc.

    – Tại Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.

    – Quân ta lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất.

    – Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. Sau đó, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến đến tháng 11 năm 43.

    Câu 3

    để tí nx nha bạn

    chúc bạn học tốt @@

    Bình luận
  2. Câu 3. a, Tình hình kinh tế nước ta từ thế I đến thế kỉ VI có điểm gì mới?

    b, Em có suy nghĩa gì về năng lực của người Việt thời Bắc thuộc?

    a, – Chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao… ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao…; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt…
    – Nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
    – Có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú
    – Nghề làm gốm rất phát triển 

    – Người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải.
    – Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư.
    b,  Em có suy nghĩa gì về năng lực của người Việt thời Bắc thuộc?

    Bình luận

Viết một bình luận