Câu 2.
a. Em hiểu thế nào là khởi nghĩa và kháng chiến.
b. Trình bày cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
c. Cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng chống quân Hán đã diễn ra như thế
nào?
Câu 3.
a, Tình hình kinh tế nước ta từ thế I đến thế kỉ VI có điểm gì mới?
b, Em có suy nghĩa gì về năng lực của người Việt thời Bắc thuộc?
Câu 2.
a. Kháng chiến giống với khởi nghĩa là đều đấu tranh chông giặc ngoại xâm. Tuy nhiên, khởi nghĩa là chống giặc khi chưa có nhà nước chưa có chính quyền còn kháng chiến là chống giặc khi đã có chính quyền do vua hoặc người có chức cao lãnh đạo.
b.
– Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây, nay là Hà Nội), Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
– Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh, nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) ; rồi từ Cổ Loa, tấn công Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), trung tâm của chính quyền đô hộ và giành thắng lợi.
c.
– Nguyên nhân: quân Hán tiếp tục áp đặt ách đô hộ trên đất nước ta.
– Sự chuẩn bị:
+ Mở đường, tư sửa dường để cho quân nhanh chóng tiến vào đánh bại nước Âu Lạc.
+ Hai vạn quân tinh nhuệ, 2 vạn chiến thuyền, dân phu.
+ Tướng: Mã Viện (từng chinh chiến ở phương Nam, được vua Hán phong làm Phục ba tướng quân)
– Lãnh đạo: Hai Bà Trưng cùng với các tướng lĩnh.
– Diễn biến:
+ Tháng 3/43, Hai Bà Trưng hy sinh tại Cẩm Khê=> kháng chiến kết thúc.
– Kết quả:cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán thất bại, tiếp tục là thuộc địa của phương Bắc.
– Ý nghĩa:
+ Thể hiện lòng yêu nước.
+ Để lại bài học kinh nghiệm cho các cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn sau.
+ Khẳng định vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc.
Câu 3.
a.
– Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
– Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao… ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao…; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt… Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
– Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
– Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói…, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
– Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ…, người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ”.
b. Người Việt thời Bắc thuộc cũng có rất nhiều năng lực về các nghề thủ công, tìm tòi những vật liệu mới, có những sáng tạo về công cụ lao động đem lại hiểu quả kinh tế cao.
c2:a>khởi nghĩa là nhân dân cùng đứng dậy đấu tranh và ko có chính quyền nhà nước.
kháng chiến là trong điều kiện chính quyền còn tồn tại.
b>
Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây, nay là Hà Nội), Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh, nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) ; rồi từ Cổ Loa, tấn công Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), trung tâm của chính quyền đô hộ và giành thắng lợi.
c>
Mã Viện là một viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam, được vua Hán phong làm Phục ba tướng quân, chỉ huy đạo quân xâm lược gồm hai vạn quân tinh nhuệ), hai nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu. Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả rồi rút lui.
Mã Viện chiếm được Hợp Phô, liền chia quân thanh hai đạo thuỷ, bộ tiên vào Giao Chỉ. Đạo quân bộ men theo bờ biển, đẵn câv mỏ’ đường mà đi, chúng lẻn qua Quy Môn Quan (Tiên Yên – Quảng Ninh), xuống vùng Luc Đầu. Đạo quân thuỷ từ Hợp Phố vượt biển vào sông Bạch Đằng, rồi ngược lên vùng Lục Đầu. Tại đây, hai cánh quân thuỷ, bộ hợp lại ở Lãng Bạc.
mn chỉ nhớ thế ko bt có đúng ko câu 3 mn ko làm đc.