Câu 2: Đốt cháy 3,1 g photpho trong bình chứa oxi tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng oxit thu được? A. 1,3945 g B. 14,2 g

By Samantha

Câu 2: Đốt cháy 3,1 g photpho trong bình chứa oxi tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng oxit thu được?
A. 1,3945 g B. 14,2 g C. 1,42 g D. 7,1 g
Câu 3: Cháy mạnh, sáng chói, không có khói là hiện tượng của phản ứng
A. C + O2 → CO2 B. 3Fe + 2O2 → Fe3O4
C. 2Cu + O2 → 2CuO D. 2Zn + O2 → 2ZnO
Câu 4: Cháy trong oxi với lửa nhỏ có màu xanh nhạt, cháy trong không khí mãnh liệt hơn là hiện tượng của phản ứng
A. 4P + 5O2 → 2P2O5 B. S + O2 → SO2
C. C + O2 → CO2 D. 3Fe + 2O2 → Fe3O4
Câu 5: Cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột hòa tan được nước là phản ứng
A. 4P + 5O2 → 2P2O5 B. 2Cu + O2 → 2CuO
C. S + O2 → SO2 D. 2 Zn + O2 → 2 ZnO
Câu 6: Cho 0,56 g Fe tác dụng với 16 g oxi tạo ra oxit sắt từ. Tính khối lượng oxit sắt từ m và cho biết chất còn dư sau phản ứng?
A. Oxi dư và m = 0,67 g B. Fe dư và m = 0,774 g
C. Oxi dư và m = 0,773 g D. Fe dư và m = 0,67 g
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây oxi KHÔNG phải của khí oxi?
A. Oxi là chất khí B. Công thức hóa học là O2
C. Tan ít trong nước D. Nhẹ hơn không khí
Câu 8: Chọn đáp án đúng
A. Khí oxi không có khả năng kết hợp với chất hemoglobin trong máu.
B. Khí oxi là một đơn chất kim loại rất hoạt động.
C. Khí oxi nặng hơn không khí.
D. Nguyên tố Oxi có 2 hóa trị trong các hợp chất.
Câu 9: Tính thể tích khí oxi (đktc) phản ứng khi đốt cháy 3,6 g C ?
A. 0,672 l B. 67,2 l C. 6,72 l D. 0,0672 l
Câu 10: Các chất dùng để điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là
A. KClO3 B. KMnO4 C. CaCO3 D. Cả A & B
Câu 11: Nhiệt phân 12,25 g KClO3 thấy có khí bay lên. Tính thể tích của khí ở đktc?
A. 4,8 l B. 3,36 l C. 2,24 l D. 3,2 l
Câu 12: Số chất tham gia của phản ứng phân hủy là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13: Phản ứng phân hủy là
A. Ba + 2HCl → BaCl2 + H2 B. Cu + S → CuS
C. 3Fe + 2O2 → Fe3O4 D. 2KMnO4 → MnO2 + O2 + K2MnO4
Câu 14: Hợp chất nào sau đây không phải là oxit?
A. CO2 B. SO2 C. CuO D. CuS
Câu 15: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. CuO B. Na2O C. CO2 D. CaO
Câu 16: Trong hợp chất oxit bắt buộc phải có nguyên tố
A. Oxi B. Kim loại C. Hidro D. Phi kim
Câu 17: Axit tương ứng của SO2 là
A. H2SO4 B. H3PO4 C. H2SO3 D. HCl
Câu 18: Bazơ tương ứng của FeO là
A. Fe(OH)2 B. FeCl2 C. FeSO4 D. Fe(OH)3
Câu 19: Tên gọi của P2O5 là
A. Điphotpho trioxit B. Photpho oxit
C. Điphotpho oxit D. Điphotpho pentaoxit
Câu 20: Nhóm chất chỉ gồm các oxit axit là
A. P2O5, CaO, CuO. B. BaO, SO2, CO2
C. CaO, CuO, BaO D. SO2, CO2 , P2O5
Câu 21: Nhóm chất chỉ gồm các oxit bazơ là
A. P2O5, CaO, CuO B. CaO, CuO, Na2O
C. BaO, Na2O, P2O3 D. P2O5, CaO, P2O3
Câu 22: Chọn đáp án đúng
A. CO2 cacbon đioxit B. CuO đồng (I) oxit
C. FeO sắt (II) oxit D. CaO canxi (II) oxit

0 bình luận về “Câu 2: Đốt cháy 3,1 g photpho trong bình chứa oxi tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng oxit thu được? A. 1,3945 g B. 14,2 g”

  1. Câu 2: 

    Phương trình hóa học:

    \(4P + 5{O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}2{P_2}{O_5}\)

    Ta có:

    \({n_P} = \dfrac{{3,1}}{{31}} = 0,1{\text{ mol}} \to {{\text{n}}_{{P_2}{O_5}}} = \dfrac{1}{2}{n_P} = 0,05{\text{ mol}}\)

    \( \to {m_{{P_2}{O_5}}} = 0,05.(31.2 + 16.5) = 7,1{\text{ gam}}\)

    Chọn \(D\)

    Câu 3:

    Phản ứng của kim loại hoạt động mạnh với oxi thường cháy mạnh và không có khói, do vậy chọn $D$ (kim loại \(Zn\) thuộc nhóm kim loại mạnh)

    Câu 4: 

    Chọn \(B\); \(S\) cháy cho ngọn lửa xanh nhạt.

    Câu 5:

    Chọn \(A\); bột đó là \(P_2O_5\)

    Câu 6:

    Phản ứng xảy ra:

    \(3Fe + 2{O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}F{e_3}{O_4}\)

    Ta có:

    \({n_{Fe}} = \dfrac{{0,56}}{{56}} = 0,01{\text{ mol;}}{{\text{n}}_{{O_2}}} = \dfrac{{16}}{{16.2}} = 0,5{\text{ mol > }}\dfrac{2}{3}{n_{Fe}}\)

    Vậy \(O_2\) dư

    \( \to {n_{{O_2}{\text{ dư}}}} = 0,5 – \dfrac{2}{3}.0,01 = \dfrac{{37}}{{75}} \to {m_{{O_2}{\text{ dư}}}} = 15,787{\text{ gam}}\)

    → Sai đề

    Câu 7:

    \(O_2\) nặng hơn không khí; chọn \(D\)

    Câu 8:

    Chọn \(C\) vì \(O_2\) nặng hơn không khí.

    Câu 9:

    Phản ứng xảy ra:

    \(C + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}C{O_2}\)

    Ta có:

    \({n_C} = {n_{{O_2}}} = \dfrac{{3,6}}{{12}} = 0,3{\text{ mol}}\)

    \( \to {V_{{O_2}}} = 0,3.22,4 = 6,72{\text{ lít}}\)

    Chọn \(C\)

    Câu 10:

    Chọn \(D\); thường dùng các chất như \(KClO_3;KmnO_4;KNO_3…\)

    Câu 11:

    Phản ứng xảy ra:

    \(2KCl{O_3}\xrightarrow{{{t^o}}}2KCl + 3{O_2}\)

    Ta có:

    \({n_{KCl{O_3}}} = \dfrac{{12,25}}{{39 + 35,5 + 16.3}} = 0,1{\text{ mol}}\)

    \( \to {n_{{O_2}}} = \dfrac{3}{2}{n_{KCl{O_3}}} = 0,15{\text{ mol}}\)

    \( \to {V_{{O_2}}} = 0,15.22,4 = 3,36{\text{ lít}}\)

    Chọn \(B\)

    Câu 12:

    Trong phản ứng phân hủy chỉ có 1 chất tham gia ; chọn \(A\)

    Câu 13: 

    Chọn \(D\) vì như câu trên thì phản ứng phân hủy chỉ có 1 chất tham gia.

    Câu 14:

    Chọn \(D\) vì \(CuS\) là muối

    Câu 15:

    Oxit axit tạo bởi nguyên tố phi kim và oxit nên chỉ có \(C\) thỏa mãn.

    Câu 16:

    Trong oxit bắt buộc có \(O\) chọn \(A\)

    Câu 17:

    Axit tương ứng của \(SO_2\) là \(H_2SO_3\); chọn \(C\)

    Câu 18:

    Bazo tương ứng của \(FeO\) là \(Fe(OH)_2\).

    Chọn \(A\)

    Câu 19:

    Tên gọi của \(P_2O_5\) là diphotpho pentaoxit.

    Chọn \(D\)

    Câu 20:

    Oxit axit là hợp chất tạo bởi nguyên tố phi kim và oxi.

    Do vậy chỉ có \(D\) thỏa mãn.

    Câu 21:

    Oxit bazo tạo bởi nguyên tố kim loại và phi kim.

    Do vậy chỉ có \(B\) thỏa mãn.

    Câu 22:

    (Đề thiếu, em xem lại yêu cầu đề bài nhé)

    Nếu đề là gọi tên: A, C, D đúng

      \(B\) đọc tên sai vì phải là đồng (II) oxit

    Trả lời

Viết một bình luận