câu 2: nêu cách đánh độc đáo của vua tôi nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên câu 3: em có nhận xét gì về tình hình văn họ

câu 2: nêu cách đánh độc đáo của vua tôi nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
câu 3: em có nhận xét gì về tình hình văn học thời Lê Sơ
câu 4: hãy tìm đọc và viết lại một vài câu thơ trong bài thơ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trái nói về tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta

0 bình luận về “câu 2: nêu cách đánh độc đáo của vua tôi nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên câu 3: em có nhận xét gì về tình hình văn họ”

  1. câu 2: những nét đánh độc đáo của nhà trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên: 

    1: ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước chặn thế mạnh của giặc

    2: tấn công quyết liệt

    3: đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng ch kịp hành động , phản công nhanh chóng và quyết liệt khi bị ket thù tấn công 

    4: sự kết hợp khéo léo giữa tấn công và phòng ngự tích cực 

    5: vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự vs công tác chính trị và hoạt động ngoài giao

    câu 3:

    Văn học thời Lê sơ phát triển phong phú: Văn học chữ Hán, chữ Nôm đều phát triển.

        – Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

        – Xuất hiện nhiều tác phẩm nổi tiếng, được lưu truyền cho đến nay : Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập….

    câu 4: Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân,
    Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo.
    Duy ngã Đại Việt chi quốc,
    Thực vi văn hiến chi bang.
    Sơn xuyên chi phong vực ký thù,
    Nam bắc chi phong tục diệc dị.
    Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc,[1]
    Dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương.
    Tuy cường nhược thì hữu bất đồng,
    Nhi hào kiệt thế vị thường phạp,…vv

    Bình luận
  2. Câu 2:

    -Dùng kế hoạch ” vườn không nhà trống”

    -Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù

    -Biết phát huy lợi thế của quân ta, buộc địch phải theo

    -Buộc địch từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, ta từ thế bị động chuyển chủ động

    Câu 3:

    – Văn học thời Lê sơ phát triển phong phú:

    + Văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế, với hàng loạt tập thơ, văn nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

    + Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. Có những tác phẩm nổi tiếng như: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

    – Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc

    Câu 4:

    Tội ác mà thần bất dung, nhân bất thứ thì quả thật là “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội.”

    Qua những phân tích nêu trên, hậu thế có thể thấy thảm cảnh chiến tranh tang thương đến nhường nào, từ đó ra sức đấu tranh vì một cuộc sống độc lập tự do cố gắng gìn giữ nền hòa bình dân tộc, chủ quyền cương vực lãnh thổ. Đồng thời, phải ra sức phấn đấu rèn luyện nhằm cống hiến và xây dựng quốc gia giàu đẹp, ấy vậy mới xứng đáng với non sông mà ông cha phải đánh đổi cả máu xương mới gìn giữa được.

    Tóm lại, qua đoạn hai của “Đại cáo bình Ngô”, có thể thấy rõ sự tàn bạo, thâm hiểm, độc ác của giặc xâm lược, tất cả được khắc họa chi tiết nhờ nghệ thuật chính luận tài tình của Nguyễn Trãi. Qua đó, hậu thế thấy được giá trị của việc bảo vệ và gìn giữ non sông gấm vóc Việt Nam.

    Bình luận

Viết một bình luận