Câu 2:
Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam?
Giúp với ạ
0 bình luận về “Câu 2: Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam? Giúp với ạ”
– Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, chuyển sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Các nước đế quốc bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ…, biến những nước ở các châu lục này thành nước thuộc địa, phụ thuộc. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống của nhân dân lao động trên thế giới nói chung, ở các nước thuộc địa nói riêng trở lên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân ngày càng gay gắt.
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ giải phóng dân tộc là yêu cầu căn bản, là nguyện vọng thiết tha của các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Những cuộc đấu tranh của các sĩ phu yêu nước như: Phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đều diễn ra sôi nổi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, nhưng cuối cùng đều bị thất bại, bế tắc, đất nước ta vẫn ở trong tình trạng khủng hoảng đường lối chính trị. Nguyễn Tất Thành (lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc) rất khâm phục những nhà yêu nước lớn, những nhà cách mạng mạng thế hệ trước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…, nhưng không tán thành đường lối cứu nước của họ. Khi nhiều người ngoảnh nhìn sang phương Đông với sự ngưỡng mộ “người anh cả da vàng” Nhật Bản, hay Tôn Dật Tiên với chủ nghĩa Tam Dân, thì Nguyễn Tất Thành sang phương Tây để tự mình tìm một con đường cứu nước mới. Ngày 5.6.1911, Nguyễn Tất Thành khi ấy mới 21 tuổi với tên gọi Văn Ba từ bến cảng Nhà Rồng lên tàu Latusơ Tơrêvin rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Ý nghĩ này xuất hiện ở Người từ rất sớm, sau này Người nhắc lại: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ của Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái…Và từ thủa ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”. Như vậy, Nguyễn Tất Thành quyết định tìm hiểu xem đằng sau từ tự do, bình đẳng, bác ái, ẩn giấu những gì sau đó “Trở về giúp đồng bào mình”. Tức là đi tìm đường cứu nước, tìm một giải pháp cho quê hương để giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ.
Người (Nguyễn Tất Thành- lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc) bôn ba qua nhiều nước và nghiên cứu những cuộc cách mạng đã giành thắng lợi tại những nước tư bản phát triển nhất. Người đến cả những nơi bần cùng, khốn khổ nhất ở châu Mỹ, châu Phi, tiếp xúc với nhiều lớp người, thuộc nhiều dân tộc khác nhau để hiểu thực chất hơn về chủ nghĩa tư bản, sự áp bức dân tộc của thực dân đế quốc. Người rút ra kết luận: Ở đâu cũng có người nghèo khổ như nước mình do sự áp bức, bóc lột vô nhân đạo của giai cấp thống trị. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa. Người khẳng định: Muốn thoát khỏi nô lệ và áp bức bóc lột thì nhân dân lao động toàn thế giới phải cùng đoàn kết lại để đấu tranh chống kẻ thù chung.
Đầu năm 1919, Người vào Đảng xã hội Pháp – một đảng tiến bộ hơn lúc bấy giờ, bởi đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực các nước thuộc địa, là tổ chức duy nhất theo đuổi ý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Tháng 6.1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxây, đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Lần đầu tiên vấn đề quyền tự do, dân chủ của nhân dân Việt Nam được đặt ra một hội nghị Quốc tế. Mặc dù bản yêu sách không được Hội nghị chấp nhận, nhưng bản yêu sách và tên tuổi Nguyễn Ái Quốc đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa. Việc làm trên chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc thực sự bước vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân, bảo vệ quyền lợi của dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa.
Tháng 7.1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo (L’Humanite), số ra ngày 16 và 17.7.1920. Bản luận cương đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết mà Nguyễn Ái Quốc đang ấp ủ, giúp người tìm ra phương hướng đúng đắn để giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào, là theo con đường cách mạng vô sản, con đường có mục đích cao cả là giải phóng dân tộc để tiến tới giải phóng con người. Sau này Người viết: “Luận cương của Lênin đã làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đày đọa và đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo quốc tế ba”. Luận cương của Lênin đã tạo ra bước chuyển biến căn bản trong nhận thức tư tưởng giúp Nguyễn Ái Quốc đi đến khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc” .
Tại Đại hội đại biểu Đảng Xã hội Pháp lần thứ XVIII (tháng 12.1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và cũng là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, vừa là người yêu nước Việt Nam vừa là một chiến sĩ quốc tế; mở đường giải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng của dân tộc Việt Nam: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
Bằng thiên tài và hoạt động cách mạng nhạy bén của mình, Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. Vượt qua những hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản, con đường duy nhất đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội Việt Nam.
Từ khi trở thành người cộng sản, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào Cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến mạnh mẽ việc nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc theo học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin để truyền bá vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, từng bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập một chính đảng cộng sản ở Việt Nam. Người nhấn mạnh: Cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.
Về tư tưởng, Người truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam nhằm làm chuyển biến nhận thức của quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác – Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, làm chuyển biến mạnh mẽ phong trào yêu nước theo lập trường của giai cấp công nhân. Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam không phải bằng các tác phẩm kinh điển, những cuốn sách lý luận đồ sộ mà bằng các tác phẩm ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với trình độ quần chúng. Những bài viết (sách, báo..), bài giảng (tác phẩm Đường cách mệnh) với lời văn giản dị, nội dung thiết thực, phương pháp phù hợp đã nhanh chóng được truyền thụ đến quần chúng. Người đã vạch trần bản chất xấu xa, tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân thuộc địa, nhân dân Việt Nam; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
Về chính trị, Nguyễn Ái Quốc phác thảo hệ thống những vấn đề cơ bản về đường lối cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam và sau này phát triển thành những nội dung cơ bản trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Từ thực tiễn lịch sử phong trào cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc chỉ ra con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới; cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa; lực lượng chủ yếu của cách mạng là công nhân và nông dân – “gốc cách mệnh”, còn “học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ” là bầu bạn của cách mệnh; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì vậy phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao; cách mạng muốn thành công, trước hết phải có một đảng cách mạng nắm vai trò lãnh đạo..
Cùng với việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, Nguyễn Ái Quốc còn dày công chuẩn bị về mặt tổ chức để huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) tiến tới thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6.1925). Đây là một tổ chức tiền thân có tính chất quá độ, vừa tầm, thích hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam bấy giờ. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên giúp cho những người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ tiếp thu tư tưởng cách mạng của Người, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ phong trào công nhân và yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công của Nguyễn Ái Quốc trong chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời.
Chính những thanh niên trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã tham gia phong trào “vô sản hoá” để cùng ăn, cùng ở, lao động, đồng thời truyền bá lý luận Mác – Lênin và đường lối cách mạng đúng đắn vào phong trào công nhân, giác ngộ họ và tổ chức họ đấu tranh cách mạng một cách tự giác. Thông qua phong trào “vô sản hoá”, lớp lớp thanh niên yêu nước được rèn luyện trong thực tiễn, giác ngộ lập trường giai cấp công nhân sâu sắc, hiểu rõ nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, tiến tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tạo điều kiện chín muồi và hợp qui luật cho sự ra đời của Đảng.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong nước đòi hỏi phải có một đảng cách mạng tiên phong đủ sức lãnh đạo và đưa phong trào tiếp tục tiến lên. Từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930, trong bối cảnh tổ chức Hội Việt nam cách mạng thanh niên có sự phân hóa và mất dần vai trò lãnh đạo cách mạng, ở Việt Nam đã lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng (17.6.1929), An Nam Cộng sản đảng (tháng 11.1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (1.1.1930).
Chỉ trong một thời gian ngắn ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản được tuyên bố thành lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam. Song sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản không tránh khỏi phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức. Yêu cầu bức thiết đặt ra là chấm dứt hiện tượng biệt phái, chia rẽ giữa các nhóm cộng sản, phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất ở Việt Nam. Nhiệm vụ đó đặt lên vai Nguyễn Ái Quốc, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu đó của lịch sử: Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam.
Nắm bắt được tình hình trong nước, thực hiện sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm (Thái Lan) trở lại Trung Quốc, triệu tập Hội nghị đại biểu các tổ chức cộng sản để thống nhất tổ chức, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Dưới sự chủ tọa của Người, Hội nghị đã họp từ ngày 6.1 đến ngày 7.2.1930, trong cǎn phòng nhỏ của một người công nhân ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Tham gia Hội nghị có các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng); Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm (đại biểu (An Nam Cộng sản đảng). Đại biểu Đông Dương cộng sản liên đoàn không tham dự Hội nghị vì vừa mới được thành lập. Sau hơn một tháng làm việc khẩn trương trong hoàn cảnh bí mật, Hội nghị đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một đảng cộng sản chân chính duy nhất ở Việt Nam lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Đến ngày 24.2.1930, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời đã họp quyết định chấp nhận đơn xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam của Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Từ đây, cả ba tổ chức cộng sản Việt Nam đã thống nhất trọn vẹn vào một Đảng cộng sản duy nhất. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam (ngày 10.9.1960), quyết nghị lấy ngày 3.2.1930 là Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Có thể nói vai trò của Nguyễn Ái Quốc thể hiện ở việc sau khi tìm thấy, lựa chọn con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc không chỉ hoạt động khẩn trương, tích cực, sáng tạo, chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng, tổ chức để dẫn tới ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam mà còn nhạy cảm, nắm bắt được tình hình cách mạng trong nước để triệu tập Hội nghị các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta.
Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, chúng ta càng thấy công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Tưởng nhớ và khắc sâu công lao to lớn của Người, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải ra sức học tập, nghiên cứu trau dồi kiến thức lý luận và thực tiễn, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh để vận dụng vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước. Qua đó, tích cực đấu tranh chống các quan điểm sai trái phủ nhận vai trò của Đảng, hạ thấp uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, góp phần bảo vệ Đảng, lãnh tụ, chế độ và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
– Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, chuyển sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Các nước đế quốc bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ…, biến những nước ở các châu lục này thành nước thuộc địa, phụ thuộc. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống của nhân dân lao động trên thế giới nói chung, ở các nước thuộc địa nói riêng trở lên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân ngày càng gay gắt.
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ giải phóng dân tộc là yêu cầu căn bản, là nguyện vọng thiết tha của các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Những cuộc đấu tranh của các sĩ phu yêu nước như: Phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đều diễn ra sôi nổi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, nhưng cuối cùng đều bị thất bại, bế tắc, đất nước ta vẫn ở trong tình trạng khủng hoảng đường lối chính trị. Nguyễn Tất Thành (lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc) rất khâm phục những nhà yêu nước lớn, những nhà cách mạng mạng thế hệ trước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…, nhưng không tán thành đường lối cứu nước của họ. Khi nhiều người ngoảnh nhìn sang phương Đông với sự ngưỡng mộ “người anh cả da vàng” Nhật Bản, hay Tôn Dật Tiên với chủ nghĩa Tam Dân, thì Nguyễn Tất Thành sang phương Tây để tự mình tìm một con đường cứu nước mới. Ngày 5.6.1911, Nguyễn Tất Thành khi ấy mới 21 tuổi với tên gọi Văn Ba từ bến cảng Nhà Rồng lên tàu Latusơ Tơrêvin rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Ý nghĩ này xuất hiện ở Người từ rất sớm, sau này Người nhắc lại: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ của Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái…Và từ thủa ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”. Như vậy, Nguyễn Tất Thành quyết định tìm hiểu xem đằng sau từ tự do, bình đẳng, bác ái, ẩn giấu những gì sau đó “Trở về giúp đồng bào mình”. Tức là đi tìm đường cứu nước, tìm một giải pháp cho quê hương để giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ.
Người (Nguyễn Tất Thành- lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc) bôn ba qua nhiều nước và nghiên cứu những cuộc cách mạng đã giành thắng lợi tại những nước tư bản phát triển nhất. Người đến cả những nơi bần cùng, khốn khổ nhất ở châu Mỹ, châu Phi, tiếp xúc với nhiều lớp người, thuộc nhiều dân tộc khác nhau để hiểu thực chất hơn về chủ nghĩa tư bản, sự áp bức dân tộc của thực dân đế quốc. Người rút ra kết luận: Ở đâu cũng có người nghèo khổ như nước mình do sự áp bức, bóc lột vô nhân đạo của giai cấp thống trị. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa. Người khẳng định: Muốn thoát khỏi nô lệ và áp bức bóc lột thì nhân dân lao động toàn thế giới phải cùng đoàn kết lại để đấu tranh chống kẻ thù chung.
Đầu năm 1919, Người vào Đảng xã hội Pháp – một đảng tiến bộ hơn lúc bấy giờ, bởi đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực các nước thuộc địa, là tổ chức duy nhất theo đuổi ý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Tháng 6.1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxây, đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Lần đầu tiên vấn đề quyền tự do, dân chủ của nhân dân Việt Nam được đặt ra một hội nghị Quốc tế. Mặc dù bản yêu sách không được Hội nghị chấp nhận, nhưng bản yêu sách và tên tuổi Nguyễn Ái Quốc đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa. Việc làm trên chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc thực sự bước vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân, bảo vệ quyền lợi của dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa.
Tháng 7.1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo (L’Humanite), số ra ngày 16 và 17.7.1920. Bản luận cương đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết mà Nguyễn Ái Quốc đang ấp ủ, giúp người tìm ra phương hướng đúng đắn để giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào, là theo con đường cách mạng vô sản, con đường có mục đích cao cả là giải phóng dân tộc để tiến tới giải phóng con người. Sau này Người viết: “Luận cương của Lênin đã làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đày đọa và đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo quốc tế ba”. Luận cương của Lênin đã tạo ra bước chuyển biến căn bản trong nhận thức tư tưởng giúp Nguyễn Ái Quốc đi đến khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc” .
Tại Đại hội đại biểu Đảng Xã hội Pháp lần thứ XVIII (tháng 12.1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và cũng là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, vừa là người yêu nước Việt Nam vừa là một chiến sĩ quốc tế; mở đường giải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng của dân tộc Việt Nam: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
Bằng thiên tài và hoạt động cách mạng nhạy bén của mình, Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. Vượt qua những hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản, con đường duy nhất đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội Việt Nam.
Từ khi trở thành người cộng sản, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào Cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến mạnh mẽ việc nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc theo học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin để truyền bá vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, từng bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập một chính đảng cộng sản ở Việt Nam. Người nhấn mạnh: Cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.
Về tư tưởng, Người truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam nhằm làm chuyển biến nhận thức của quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác – Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, làm chuyển biến mạnh mẽ phong trào yêu nước theo lập trường của giai cấp công nhân. Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam không phải bằng các tác phẩm kinh điển, những cuốn sách lý luận đồ sộ mà bằng các tác phẩm ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với trình độ quần chúng. Những bài viết (sách, báo..), bài giảng (tác phẩm Đường cách mệnh) với lời văn giản dị, nội dung thiết thực, phương pháp phù hợp đã nhanh chóng được truyền thụ đến quần chúng. Người đã vạch trần bản chất xấu xa, tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân thuộc địa, nhân dân Việt Nam; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
Về chính trị, Nguyễn Ái Quốc phác thảo hệ thống những vấn đề cơ bản về đường lối cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam và sau này phát triển thành những nội dung cơ bản trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Từ thực tiễn lịch sử phong trào cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc chỉ ra con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới; cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa; lực lượng chủ yếu của cách mạng là công nhân và nông dân – “gốc cách mệnh”, còn “học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ” là bầu bạn của cách mệnh; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì vậy phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao; cách mạng muốn thành công, trước hết phải có một đảng cách mạng nắm vai trò lãnh đạo..
Cùng với việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, Nguyễn Ái Quốc còn dày công chuẩn bị về mặt tổ chức để huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) tiến tới thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6.1925). Đây là một tổ chức tiền thân có tính chất quá độ, vừa tầm, thích hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam bấy giờ. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên giúp cho những người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ tiếp thu tư tưởng cách mạng của Người, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ phong trào công nhân và yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công của Nguyễn Ái Quốc trong chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời.
Chính những thanh niên trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã tham gia phong trào “vô sản hoá” để cùng ăn, cùng ở, lao động, đồng thời truyền bá lý luận Mác – Lênin và đường lối cách mạng đúng đắn vào phong trào công nhân, giác ngộ họ và tổ chức họ đấu tranh cách mạng một cách tự giác. Thông qua phong trào “vô sản hoá”, lớp lớp thanh niên yêu nước được rèn luyện trong thực tiễn, giác ngộ lập trường giai cấp công nhân sâu sắc, hiểu rõ nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, tiến tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tạo điều kiện chín muồi và hợp qui luật cho sự ra đời của Đảng.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong nước đòi hỏi phải có một đảng cách mạng tiên phong đủ sức lãnh đạo và đưa phong trào tiếp tục tiến lên. Từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930, trong bối cảnh tổ chức Hội Việt nam cách mạng thanh niên có sự phân hóa và mất dần vai trò lãnh đạo cách mạng, ở Việt Nam đã lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng (17.6.1929), An Nam Cộng sản đảng (tháng 11.1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (1.1.1930).
Chỉ trong một thời gian ngắn ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản được tuyên bố thành lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam. Song sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản không tránh khỏi phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức. Yêu cầu bức thiết đặt ra là chấm dứt hiện tượng biệt phái, chia rẽ giữa các nhóm cộng sản, phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất ở Việt Nam. Nhiệm vụ đó đặt lên vai Nguyễn Ái Quốc, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu đó của lịch sử: Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam.
Nắm bắt được tình hình trong nước, thực hiện sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm (Thái Lan) trở lại Trung Quốc, triệu tập Hội nghị đại biểu các tổ chức cộng sản để thống nhất tổ chức, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Dưới sự chủ tọa của Người, Hội nghị đã họp từ ngày 6.1 đến ngày 7.2.1930, trong cǎn phòng nhỏ của một người công nhân ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Tham gia Hội nghị có các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng); Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm (đại biểu (An Nam Cộng sản đảng). Đại biểu Đông Dương cộng sản liên đoàn không tham dự Hội nghị vì vừa mới được thành lập. Sau hơn một tháng làm việc khẩn trương trong hoàn cảnh bí mật, Hội nghị đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một đảng cộng sản chân chính duy nhất ở Việt Nam lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Đến ngày 24.2.1930, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời đã họp quyết định chấp nhận đơn xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam của Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Từ đây, cả ba tổ chức cộng sản Việt Nam đã thống nhất trọn vẹn vào một Đảng cộng sản duy nhất. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam (ngày 10.9.1960), quyết nghị lấy ngày 3.2.1930 là Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Có thể nói vai trò của Nguyễn Ái Quốc thể hiện ở việc sau khi tìm thấy, lựa chọn con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc không chỉ hoạt động khẩn trương, tích cực, sáng tạo, chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng, tổ chức để dẫn tới ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam mà còn nhạy cảm, nắm bắt được tình hình cách mạng trong nước để triệu tập Hội nghị các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta.
Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, chúng ta càng thấy công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Tưởng nhớ và khắc sâu công lao to lớn của Người, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải ra sức học tập, nghiên cứu trau dồi kiến thức lý luận và thực tiễn, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh để vận dụng vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước. Qua đó, tích cực đấu tranh chống các quan điểm sai trái phủ nhận vai trò của Đảng, hạ thấp uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, góp phần bảo vệ Đảng, lãnh tụ, chế độ và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Đúng chưa hả
– Tìm thấy và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn.
– Có những chiến lược , kế sách thông minh , sáng tạo
– Tinh thần quả cảm , ko chịu khuất phục đc người dân VN học hỏi
– Biết chịu thua , rút lui những lúc cần thiết để bảo toàn lực lượng
#Kun_chan