Câu 2: So với cách diễn đạt sau, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ của Trần Đăng Khoa hay ở chỗ nào?
– Bầu trời đầy mây đen.
– Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
– Kiến bò đẩy đường.
Câu 3: Trong các câu dưới đây những sự vật nào được nhân hoá?
a) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
b) Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (Thép Mới)
c) Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày cho ta.(Ca dao)
Dựa vào các từ in đậm, cho biết mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào?
Câu 4: Tìm từ ngữ được nhân hóa và cho biết phép nhân hóa dựa theo cách nào?
– Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. ( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy).
– Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận).
– Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ ( Ngắm trăng – Hồ Chí Minh).
lm hộ mik 3 bài này với ạ!
Câu 2: cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ của Trần Đăng Khoa hay ở chỗ tạo tính hình ảnh, khiến cho các sự vật, sự việc được miêu tả gần gũi hơn với con người.
Câu 3:
a) Sự vật được nhân hóa : Miệng, tai, mắt, chân, tay
b) Sự vật được nhân hóa : tre
c) Sự vật được nhân hóa : con trâu
Câu 4 :
– ” bọc lấy , ôm , níu “
=> Dùng từ ngữ chỉ hoạt động , tính chất của con người để chỉ hoạt động , tính chất của sự vật, sự việc .
– ” xuống , cài , sập ”
=> Dùng từ ngữ chỉ hoạt động , tính chất của con người để chỉ hoạt động , tính chất của sự vật, sự việc .
– ” nhòm , ngắm ”
=> Dùng từ ngữ chỉ hoạt động , tính chất của con người để chỉ hoạt động , tính chất của sự vật, sự việc .
@KDH?
Câu 2: Cách diễn đạt trong thơ của Trần Đăng Khoa có các sự vật, việc được miêu tả gần gũi với con người và sinh động hơn
Câu 3: Những sự vật được nhân hóa:
a) Chân, tay, tai, mắt, miệng ⇒ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
b) Gậy tre, chông tre, tre ⇒ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật
c) Trâu ⇒ Trò chuyện,xưng hô với vật như đối với con người
Câu 4: Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. ( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy).
⇒ Phép nhân hóa
⇒ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật
Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. ( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận).——————————————————-⇒ Phép nhân hóa⇒ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất, hoạt động của vậtNgười ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ ( Ngắm trăng – Hồ Chí Minh).———————————————————-⇒ Phép nhân hóa⇒ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật