Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ, chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?

Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ, chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?

0 bình luận về “Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ, chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?”

  1. – đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu :

    + thân hình thoi => giảm sức cản không khí khi bay

    + chi trước biến đổi thành cánh chim => quạt gió, cản không khí khi hạ cánh

    + chi sau 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt => giúp chim bám chặt vào cây và hạ cánh

    + lông ống có các sợi lông làm thành tuyến mỏng  =>  làm cho cánh chim khi dang ra tạo diện tích rộng

    + lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp => giữ nhiệt, làm thân chim nhẹ

    + mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng => làm đầu chim nhẹ

    + cổ dài, khớp đầu với thân -> phát huy tác dụng giác quan. bắt mồi và rỉa lông

    – đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ:

    + bộ lông mao dày, xốp => giữ nhiệt, bảo vệ khi thỏ ẩn trong bụi rậm

    + chi trước ngắn => đào hang

    + chi sau dài khỏe => chạy nhanh

    + mũi thỏ tinh, có lông xúc giác => thăm dò thức ăn và môi trường

    + tai có vành tai lớn, cử động => định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù

    + mắt thỏ không tinh lắm, có mi mắt, có lông mi => giữ nước mắt làm màng mắt không bị khô, bảo vệ cho mắt (đặc biệt khi thỏ lẩn trốn kẻ thù).

                                                        XIN HAY NHẤT

     

    Bình luận
  2. * Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ : 

    Bộ lông mao dày xốp => giữ nhiệt và che chở.

    Chi trước ngắn => Đào hang, di chuyển

    Chi sau dài, khỏe => Bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi

    Mũi thính, lông xúc giác cảm giác xúc giác nhanh, nhạy => thăm dò thức ăn, phát hiện sớm kẻ thù, và môi trường

    Tai thính, vành tai lớn, dài, cử động được theo các phía => định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.

    * Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

    – Thân hình thoi: Giảm sức cản của không khí khi bay.

    – – Chi trước trở thành cánh tạo thành một diện tích rộng cản không khí khi hạ cánh.

    – Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt: Giúp bám chặt vào cây

    – Lông ống: Có các sợi lông tạo thành phiến mỏng: Bao phủ cánh và đuôi => tham gia vào bay và điều chỉnh hướng

    – Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp: Giúp giữ nhiệt, làm thân nhẹ hơn

    – Mỏ: Mỏ sừng bao bọc lấy hàm ko có răng: Làm đầu nhẹ

    – Cổ: Dài, khớp đầu với thân: Làm cổ linh hoạt, phát huy các giác quan ở đầu.

    Chúc học tốt ! Cho mình xin câu trả lời hay nhất nha mình đang cần lên hạng ạ ! Xin bạn đấy ạ !

     

     

    Bình luận

Viết một bình luận