Câu 2: Tục ngữ có câu: Một sự nhịn, chín sự lành. Từ lời khuyên dạy của cha ông, em có suy nghĩ gì về “văn hóa nhường nhịn” trong cuộc sống hi

Câu 2: Tục ngữ có câu: Một sự nhịn, chín sự lành.
Từ lời khuyên dạy của cha ông, em có suy nghĩ gì về “văn hóa nhường nhịn” trong cuộc sống hiện nay. Viết một bài văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ ấy

0 bình luận về “Câu 2: Tục ngữ có câu: Một sự nhịn, chín sự lành. Từ lời khuyên dạy của cha ông, em có suy nghĩ gì về “văn hóa nhường nhịn” trong cuộc sống hi”

  1. @Bơ

    Từ thời xa xưa, ông cha ta đã có rất nhiều câu tục ngữ hay để lại cho con cháu đời sau, và tục ngữ ” Một sự nhịn,chín sự lành” cũng là một câu tục ngữ tuy ngắn nhưng đã đúc kết được một bài học vô cùng giá trị. Trước hết chúng ta cùng nhau đi giải nghĩ của câu tục ngữ trên. “Một”,”Chín” là những con số cho ta thấy một là số ít, chín là số nhiều. Còn ” nhịn” và “lành” là hai từ trái nghĩa nhau, nhịn là nhường nhịn dù có thua cũng không lên tiếng, “lành” là một từ chỉ may mắn. Vì vậy “Một sự nhịn, chín sự lành” là cố gắng nhường nhịn một chút rồi chúng ta sẽ nhận lại được sự may mắn nào đó. Ngày nay, vẫn còn nhiều người hơn thua có tính hiếu thắng không chịu thuất phục trước kẻ địch rồi gay tai họa cho bản thân. Nhưng thay vào đó vẫn còn ít người có tính nhường nhịn như nhường chổ cho người già ngồi xe buýt. Nhường nhịn là một bài học quý giá cần có ở mỗi con người thay vào đó là sự hơn thua không nhận được gì lại cho bản thân mà còn làm cho nhiều người ghét hơn.

    Bình luận
  2. Chúc bạn học tốt!

    Câu 2: Tục ngữ có câu: Một sự nhịn, chín sự lành. Từ lời khuyên dạy của cha ông, em có suy nghĩ gì về “văn hóa nhường nhịn” trong cuộc sống hiện nay. Viết một bài văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ ấy

    ⇒ Trong cuộc sống, mọi chuyện không phải lúc nào cũng êm đẹp hay thuận buồn xuôi gió. Đôi lúc chúng ta cũng sẽ gặp phải những chuyện không đâu, những bất đồng làm cho bản thân khó chịu, tức giận, không giữ nổi bình tĩnh. Trong các trường hợp ấy, nếu chúng ta vội vàng, hấp tấp, cố tìm hiểu, điều tra đến cùng, kết quả chẳng những không được như mong muốn mà còn làm rạn nứt các mối quan hệ. Những lúc như thế, điều cần làm là ta phải bình tĩnh, suy xét đầu đuôi kĩ càng, lời lẽ nhã nhặn, thậm chí có thể chịu thua thiệt về mình để lợi ích và những mối quan hệ được bền lâu. Khi làm việc trong một tập thể mà không biết nhường nhịn nhau thì sẽ dẫn đến nội bộ lục đục. Vợ chồng, bạn bè cãi nhau mà không ai chịu nhường ai thì tình cảm đi xuống, khó có thể chung sống lâu dài. Vậy nên, chúng ta cần dĩ hòa vi quý để tránh những tranh cãi, xô xát không đáng có. Qua câu tục ngữ, ta cũng phần nào thấy được sự uyên thâm trong trí tuệ cùng cách ứng xử tinh tế, phù hợp của người xưa.

    Bình luận

Viết một bình luận