Câu 21: Câu nào có dùng phép ẩn dụ: A. Bác Hồ mái tóc bạc B. Bác Hồ như người cha C. Người Cha mái tóc bạc

By Liliana

Câu 21: Câu nào có dùng phép ẩn dụ:
A. Bác Hồ mái tóc bạc B. Bác Hồ như người cha
C. Người Cha mái tóc bạc D. Bác Hồ như người cha mái tóc bạc
Câu 22 : Câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.”
A. Ẩn dụ hình thúc B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ phẩm chất D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 23: Cho biết kiểu hoán dụ nào trong câu sau:
“Vì lợi ích mười n ăm phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể C. Lấy dấu hiệu để chỉ sự vật
B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Câu 24 : Chỉ ra cấu tạo của chủ ngữ trong câu sau? “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”.
A. Danh từ B. Cụm danh từ
C. Động từ D. Tính từ
Câu 25: Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
A. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
B. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
C. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật dùng để so sánh.
D. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
Câu 26: Câu văn nào sau đây sử dụng phó từ?
A. Cô ấy cũng có răng khểnh B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.
C. Da chị ấy mịn như nhung D. Chân tay hắn ta dài lêu nghêu.
Câu 27: Câu nào sau đây không sử dụng phép so sánh?
A. Những cái đó cám dỗ tôi hơn là các quy tắc phân từ.
B. Dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.
C. Liệu người ta có bắt chúng nó phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?
D. Vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
Câu 28: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
A. Cây dừa sải tay bơi. B. Cỏ gà rung tai
C. Kiến hành quân đầy đường D. Bố em đi cày về.
Câu 29 : Câu thơ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào?
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
A. Ẩn dụ hình thức B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ phẩm chất D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 30 : Từ “mồ hôi” trong câu ca dao được dùng để hoán dụ cho:
A. Chỉ người lao động
B. Chỉ kết quả con người thu được trong quá trình lao động
C. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả
D. Chỉ công việc lao động
Câu 31: Phép nhân hóa trong câu sau được tạo ra bằng cách nào?
“Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”
A. Dùng nhũng từ chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
B. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
D. Dùng những từ chỉ tâm từ tình cảm của người để chỉ tâm tư tình cảm của vật.
Câu 32: Trong những câu sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?
A. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. B. Chim én về theo mùa gặt.
C. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ D. Những dòng song đỏ nặng phù sa.
Câu 33: Câu văn sau: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa” Câu trên có mấy vị ngữ?
A. Một B. Hai
C. Ba D. Bốn
Câu 34: Trong những câu sau câu nào có chủ ngữ không phải là danh từ?
A. Hương là một bạn gái chăm ngoan. C. Làng tôi có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay.
B. Cái lưng bà tôi dã còng. D. Tôi đã trở thành chàng dế thanh niên cường tráng
Câu 35: Câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh B. Nhân hóa
C. Hoán dụ D. Điệp ngữ
Câu 36: Đọc những câu văn sau, trả lời câu hỏi:
– Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
– Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.
Các phép so sánh trong những câu trên cùng loại so sánh gì?
A. So sánh ngang bằng B. So sánh hơn
B. So sánh kém D. So sánh ngầm.
Câu 37: Các phó từ: Vẫn, đều, còn, cũng… có ý nghĩa:
A. Chỉ sự cầu khiến B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
C. Chỉ quan hệ thời gian D. Chỉ kết quả
Câu 38: Câu “rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” sử dụng kiểu so sánh?
A. So sánh ngang bằng B. So sánh kém
C. So sánh hơn D. So sánh ngầm
Câu 39: Câu nào sử dụng so sánh không ngang bằng?
A. Trẻ em như búp trên cành
B. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
C. Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.
D. Chiếc lá tựa mũi tên nhọn đâm xuống đất
Câu 40: Hình ảnh nào không phải là hình ảnh nhân hoá?
A. Bố em đi cày về B. Kiến hành quân đầy đường

0 bình luận về “Câu 21: Câu nào có dùng phép ẩn dụ: A. Bác Hồ mái tóc bạc B. Bác Hồ như người cha C. Người Cha mái tóc bạc”

  1. Câu 21: Câu nào có dùng phép ẩn dụ:

    C.Người cha mái tóc bạc

    → Người Cha↔Bác Hồ

    Câu 22 : Câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?

    A. Ẩn dụ hình thức

    Câu 23: Cho biết kiểu hoán dụ nào trong câu sau:

    D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

    Mười năm→thời gian ngắn

    Trăm năm→thời gian dài

    Câu 24 : Chỉ ra cấu tạo của chủ ngữ trong câu sau?

    B. Cụm danh từ

    Câu 25: Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

    C. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật dùng để so sánh.

    Câu 26: Câu văn nào sau đây sử dụng phó từ?

    A. Cô ấy cũng có răng khểnh. ( ko chắc nha)

    Câu 27: Câu nào sau đây không sử dụng phép so sánh?

    C. Liệu người ta có bắt chúng nó phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?

    → Câu này chẳng liên quan gì đến phép so sánh cả.

    Câu 28: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

    D. Bố em đi cày về.

    →Bố là người nên ko phải nhân hóa.

    Câu 29 : Câu thơ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào?

    B. Ẩn dụ cách thức

    Câu 30 : Từ “mồ hôi” trong câu ca dao được dùng để hoán dụ cho:

    C. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả.

    Câu 31: Phép nhân hóa trong câu sau được tạo ra bằng cách nào?

    A. Dùng nhũng từ chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

    → Từ trịnh trọng, khoan thai, vuốt râu là nhân hóa bằng dùng từu chỉ tính chất, hoạt động của người.

    Câu 32: Trong những câu sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

    C. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ

    → câu này có 2 cụm C-V

    Câu 33: Câu văn sau: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa” Câu trên có mấy vị ngữ?

    C. Ba

    Câu 34: Trong những câu sau câu nào có chủ ngữ không phải là danh từ?

    D. Tôi đã trở thành chàng dế thanh niên cường tráng

    → Tôi là “đại từ”

    Câu 35: Câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

    B. Nhân hóa

    Câu 36: Đọc những câu văn sau, trả lời câu hỏi:

    A. so sánh ngang bằng

    → Sử dụng từ “như” để so sánh

    Câu 37: Các phó từ: Vẫn, đều, còn, cũng… có ý nghĩa:

    B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

    Câu 38: Câu “rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” sử dụng kiểu so sánh?

    A. so sánh ngang bằng

    → sử dụng từ so sánh” như”

    Câu 39: Câu nào sử dụng so sánh không ngang bằng?

    C. Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.

    → Từ so sánh là “khác hẳn”

    Câu 40: Hình ảnh nào không phải là hình ảnh nhân hoá?

    A. Bố em đi cày về

    →Bố là người ko cần nhân hóa.

    $#Yumz$

    Trả lời
  2.  21:  C.Người cha mái tóc bạc

     22 : A. Ẩn dụ hình thức

     23: D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

    24 : B. Cụm danh từ

     25: C. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật dùng để so sánh.

     26: A. Cô ấy cũng có răng khểnh. ( ko chắc nha)

     27: C. Liệu người ta có bắt chúng nó phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?

     28: D. Bố em đi cày về.

     29 :B. Ẩn dụ cách thức

    30 : C. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả.

    31: A. Dùng nhũng từ chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

    32: C. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ

    Câu 33:C. Ba

    Câu 34: D. Tôi đã trở thành chàng dế thanh niên cường tráng

    35: B. Nhân hóa

    36: A. so sánh ngang bằng

     37:B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

    38: A. so sánh ngang bằng

     39C. Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.

     40:A. Bố em đi cày về

    Trả lời

Viết một bình luận