Câu 21: Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau? A. Mẹ đi làm. B. Hoa nở. C. Bạn học bài chưa? D. Tiếng sao diều. Câu 22: Trong câu văn: “Nhạc công

By Arya

Câu 21: Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau?
A. Mẹ đi làm. B. Hoa nở. C. Bạn học bài chưa? D. Tiếng sao diều.
Câu 22: Trong câu văn: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ,
vỗ, vã, ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi”, tác giả dùng biệt pháp nghệ thuật
gì?
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Liệt kê. D. Điệp ngữ.
Câu 23: Trạng ngữ là gì?
A. Là thành phần chính của câu. B. Là thành phần phụ của câu.
C. Là biện pháp tu từ trong câu. D. Là một trong số các từ loại tiếng Việt.
Câu 24 : Trạng ngữ trong câu sau: «Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm
vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt.» biểu thị
điều gì ?
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu.
B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu.
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 25: Cụm chủ vị làm thành phần câu trong câu: “Trung đội trưởng Bính khuôn mặt
đầy đặn” là:
A. Trung đội trưởng Bính. B. Khuôn mặt đầy đặn.
C. Bính khuôn mặt đầy đặn. D. Trung đội trưởng đầy đặn.
Câu 26: Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương
ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai
hiền, gái lịch.”
A. Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng.
B. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết.
C. Nói lên sự bí từ của người viết.
D. Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một vấn đề gì đó.
Câu 27 : Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì?
“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương
mến.” (Vũ Bằng)
A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp. C. Dùng để biểu thị sự liệt kê.
B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong
câu.
D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên
danh.
Câu 28: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?
A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. C. Uống nước nhớ nguồn.
B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông. D. Người ta là hoa đất.
Câu 29: Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người
dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. […]” (Thép Mới)
A. Một trạng ngữ. C. Ba trạng ngữ.
B. Hai trạng ngữ. D. Bốn trạng ngữ.
Câu 30: Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì?
A. Câu bị động.
B. Câu chủ động.
C. Câu rút gọn.
D. Câu đặc biệt.
Câu 31: Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ – vị làm chủ ngữ trong câu?
A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt. C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi.
B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra
nhiều thứ tiếng khác nhau.
D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui.




Viết một bình luận