Câu 21: Con lai kinh tế đuợc tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Ðây là thành tựu chọn

Câu 21: Con lai kinh tế đuợc tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Ðây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?
A. Nuôi thích nghi B. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1).
C. Công nghệ cấy chuyển phôi. D. Tạo giống mới.
Câu 22: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở kiểu gen nào sau đây?
A. AaBbCc B. Aabbcc C. AaBbcc D.Aabbcc
Câu 23: Trong chăn nuôi để tạo ưu thế lai người ta dùng phép lai nào?
A. Lai kinh tế. B. Lai phân tích.
C. Giao phối cận huyết. D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 24: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc là để
A. tạo dòng thuần. B. gây đột biến nhân tạo.
C. tạo giống cây trồng biến đổi gen. D. nhân giống vô tính.
Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của ưu thế lai?
A. Cơ thể lai F1 có sức sống cao, sinh trưởng phát triển mạnh.
B. Cơ thể lai F1 có khả năng chống chịu tốt hơn với các điều hiện môi trường so với cơ thể mẹ.
C. Cơ thể lai F1 có năng suất giảm.
D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng về ưu thế lai?
A. Khi lai các dòng thuần với nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất.
B. Để khắc phục hiện tượng ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ, người ta dùng phương pháp nhân giống hữu tính.
C. Sự tập trung các gen trọi có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
Câu 27: Tại sao ở một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt và ở động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa?
A. Vì chúng có những gen đặc biệt có khả năng kìm hãm tác hại của những cặp gen lặn gây hại.
B. Vì chúng là những loài sinh vật đặc biệt không chịu sự chi phối của các quy luật di truyền.
C. Vì chúng có những gen gây hại đã làm mất khả năng hình thành hợp tử.
D. Vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.
Câu 28 : Vì sao các cây trồng bên trong cửa sổ lâu ngày có thân và cành hướng ra bên ngoài cửa?
A. Để đón gió. B. Để hứng ánh sáng. C. Để thoát hơi nước. D. Để thu hút ong bướm.
Câu 29: Ở vùng ôn đới, về mùa đông cây thường có hiện tượng gì?
A. Ngủ đông. B. Ra hoa tạo quả. C. Rụng lá. D. Đâm chồi nảy lộc.
Câu 30. Cho một số sinh vật sau : Lúa, đại bàng, rắn , chuột, vi sinh vật . Chuỗi thức ăn đúng là
A. Lúa →Chuột →Đại bàng →Rắn→Vi sinh vật.
B. Lúa →Chuột →Rắn →đại bàng →vi sinh vật.
C. Lúa →Chuột →Rắn →đại bàng ←vi sinh vật.
D. Lúa ←Chuột →Rắn →đại bàng →vi sinh vật.

0 bình luận về “Câu 21: Con lai kinh tế đuợc tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Ðây là thành tựu chọn”

  1. Câu 21: B

    Câu 22: A

    Kiểu gen chứa nhiều cặp gen dị hợp nhất sẽ biểu hiện rõ nhất ưu thế lai.

    Câu 23: A

    Câu 24: A

    Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc là để tạo dòng thuần.

    Câu 25: C

    Vì cơ thể F1 có năng suất cao.

    Câu 26: B

    Câu 27: D

    Chúng mang những cặp gen đồng hợp không gây hại nên con lai cũng sẽ có KG đồng hợp. Do đó chúng không bị thoái hóa.

    Câu 28: B

    Do cây có tính hướng sáng.

    Câu 29: C

    Câu 30: B

     

    Bình luận

Viết một bình luận