Câu 22: Phản ứng hóa học đặc trưng của etilen là: A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng phân hủy. Câu 23: Đốt ch

By Gabriella

Câu 22: Phản ứng hóa học đặc trưng của etilen là:
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng phân hủy.
Câu 23: Đốt cháy V lít etilen thu được 3,6g hơi nước. Biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí. Vậy thể tích không khí ở đktc cần dùng là:
A. 336 lít B. 3,36 lít. C. 33,6 lít D. 0,336 lít.
Câu 24: Có hỗn hợp gồm C2H2; CH4; CO2. Để nhận ra từng khí có trong hỗn hợp trên có thể sử dụng lần lượt các hóa chất là
A. dung dịch nước brom, lưu huỳnh đioxit. B. KOH; dung dịch nước brom.
C. NaOH; dung dịch nước brom. D. Ca(OH)2; dung dịch nước brom.
Câu 25: Khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ X trong oxi, người ta đo thể tích CO2 với H2O, thấy tỉ lệ về thể tích của CO2 với H2O là 1:1. Vậy X là
A. CH4. B. C6H6. C. C2H2. D. C2H4.
Câu 45: Dẫn 3,36 lít khí C2H4 (đktc) vào dung dịch nước brom thì làm mất màu vừa hết 300 ml dung dịch brom. Nếu dẫn khí C2H2 có cùng thể tích với khí C2H4 thì làm mất màu tối đa bao nhiêu ml dung dịch brom?
A. 0,3 lít B. 0,4 lít C. 0,5 lít D. 0,6 lít
Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) một hiđrocacbon. Lấy toàn bộ khí CO2 sinh ra cho vào 150ml dung dịch Ca(OH)2nồng độ 1M thì thu được 10 gam kết tủa. Công thức phân tử của hiđrocacbon có thể là:
A. C2H6 B. CH4 C. C2H2 D. C6H6
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn 1,7gam khí CO và CH4 trong bình chứa khí oxi dư. Dẫn hết sản phẩm cháy đi qua bình chứa nước vôi trong dư, thu được 8 gam kết tủa. Phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu?
A. 60% và 40% B. 43,75% và 56,25% C. 40,75% và 59,25% D. 30% và 70%
Câu 48: Cho hai hidrocacbon M và N đều ở thể khí. M có công thức C2xHy, N có công thức CxH2x (trị số X trong 2 công thức bằng nhau). Biết tỉ khối của M đối với không khí bằng 2 và tỉ khối của N đối với M bằng 0,482. Công thức phân tử của N và M lần lượt là:
A. C2H4 và C4H10 B. C2H4 và C4H8 C. C3H6 và C6H12 D. CH4 và C2H4
Câu 49: Oxi hóa hoàn toàn 0,56 lít (đktc) một anken (X). Sản phẩm sinh ra được dần qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 7,5 gam kết tủa. Công thức phân tử của anken (X) đem đốt là:
A. C2H4 B. C3H6 C. C4H8 D. C5H10
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon (Q) thì thấy cứ 1 thể tích (Q) đem đốt sinh ra 4 thể tích CO2 và 5 thể tích hơi nước (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Công thức phân tử của hiđrocacbon (Q) là:
A. C3H8 B. C4 H10 C. C3H6 D. C2H4

0 bình luận về “Câu 22: Phản ứng hóa học đặc trưng của etilen là: A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng phân hủy. Câu 23: Đốt ch”

  1. Đáp án:

    22-B, 23-C, 24-D, 25-D, 45-D , 46-Xem lại đề , 47-B , 48-A , 49-B , 50-B.

    Giải thích các bước giải:

    Câu 22: B. Phản ứng cộng

    Câu 23: C. 33,6 lít

    PTHH: $C_2H_4 + 3O_2 \xrightarrow{t^o} 2CO_2 + 2H_2O$

    Theo PTHH: $n_{O_2} = \dfrac 32 n_{H_2O} = \dfrac 32.\dfrac{3,6}{18} = 0,3\ mol$

    $\to V_{kk} = (0,3.22,4):20\% = 33,6\ l$

    Câu 24: D. Ca(OH)2; dung dịch nước brom.

    – Dùng Ca(OH)2 phân biệt được khí CO2

    PTHH: $Ca(OH)_2 +CO_2 \to CaCO_3↓ + H_2O$

    – Dùng dung dịch Br2 nhận ra được C2H4

    PTHH: $C_2H_4 + Br_2 \to C_2H_4Br_2$

    Câu 25: D.

    $n_{CO_2} = n_{H_2O}$ ⇒ hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng anken

    ⇒ X là C2H4

    Câu 45: D. 0,6 lít

    PTHH: $C_2H_4+ Br_2 \to C_2H_4Br_2$      (1)

    $C_2H_2 + 2Br_2 \to C_2H_2Br_4$            (2)

    Nhận thấy: $n_{Br_2}(2) =2 n_{Br_2}(1) $

    $\to V_{Br_2} (2) = 2 V_{Br_2}(1) = 600\ ml = 0,6\ l$

    Câu 46: 

    Xét TH: sản phẩm sinh ra gồm 2 muối $CaCO_3;\ Ca(HCO_3)_2$

    Ta có: $n_{Ca(OH)_2} = 0,15\ mol;\ n_{CaCO_3} = 0,1\ mol$

    BTNT Ca: $\to n_{Ca(HCO_3)_2} = 0,05\ mol$

    BTNT C: $n_{C/hidrocacbon} = 0,1+0,05.2 = 0,2\ mol$

    Vậy số C trong HC trên là: $C = \dfrac{n_C}{n_{hidrcacbon}} = 2$

    ⇒ Cả A, C đều thỏa mãn.

    Xét TH: sản phẩm sinh ra gồm 2 muối $CaCO_3$

    $n_{CO_2} = n_{CaCO_3} = 0,1\ mol$

    Vậy số C trong HC trên là: $C = \dfrac{n_C}{n_{hidrcacbon}} = 1$

    ⇒ B thỏa mãn.

    Câu 47: B. 43,75% và 56,25%

    Gọi số mol của $CO,\ CH_4$ lần lượt là a, b mol

    BTNT C: $\to n_{CO_2\ \text{sinh ra}} = a+b\ mol$

    Khi đó ta có HPT: $\begin{cases} 28a+16b=1,7 \\ a+b=0,08 \end{cases} \to\begin{cases} a=0,035 \\ b=0,045 \end{cases}$

    Vậy: $\%V_{CO} = \dfrac{0,035}{0,08}.100\% = 43,75\%$

    Câu 48: A. C2H4 và C4H10

    Ta có: $M_M = M_{C_{2x}H_{y}} = 24x+y=2.29=58$  (3)

    $\to M_{C_xH_{2x}} = 14x = 58.0,482 ⇒ x = 2$

    Thay $x=2$ vào (3) ta được $y=10$

    Câu 49: B. C3H6

    Ta có: $n_{anken} = 0,025\ mol;\ n_{CaCO_3} = 0,075\ mol$

    Vậy số C trong anken là $C = \dfrac{0,075}{0,025} = 3$

    Câu 50: B. C4 H10

    Vì $n_{H_2O} > n_{CO_2}$ nên Q là ankan.

    Vậy số C trong ankan Q là $C = \dfrac{4}{1} = 4$

    Trả lời

Viết một bình luận