Câu 24. Dùng gạch chéo tách chủ ngữ và vị ngữ của câu sau theo hai cách hiểu khác nhau: Hoa mua ở bên đường. Hoa mua ở bên đường. Câu 25. Đặt hai câu

By Adalyn

Câu 24. Dùng gạch chéo tách chủ ngữ và vị ngữ của câu sau theo hai cách hiểu khác nhau:
Hoa mua ở bên đường.
Hoa mua ở bên đường.
Câu 25. Đặt hai câu có từ “thành” đồng âm
a.
……………………………………………………………………………………………………
b.
……………………………………………………………………………………………………
Câu 26. Thêm một vài từ vào câu sau để cho câu văn chỉ còn hiểu theo một cách:

Đem cá về kho
a.
……………………………………………………………………………………………………
b.
……………………………………………………………………………………………………
Câu 27. Khoanh tròn từ ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người có nghĩa chuyển trong mỗi dòng sau:
a. lưỡi bị trắng, đau lưỡi, lưỡi hái, thè lưỡi.
b. răng cửa, nhổ răng, răng trắng, răng lược.
c. ngạt mũi, thính mũi, mũi thuyền, thuốc nhỏ mũi.
Câu 28. Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc?
a. Tết đến, hàng bán rất chạy.
b. Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa.
c. Lớp chúng tôi tổ chức cuộc thi chạy.
d. Đồng hồ chạy rất đúng giờ.
a. Bé ngủ ngon giấc.
b. Món ăn này rất ngon.
c. Bài toán này thì Đạt làm ngon ơ.
Câu 30. Câu nào có từ “đánh” được dùng với nghĩa tác động lên vật để làm sạch?
a. Các bạn không nên đánh nhau.
b. Mọi người đánh trâu ra đồng.
c. Sáng nào em cũng đánh cốc chén thật sạch.
Câu 31. Đặt một câu có từ “chạy” được dùng theo nghĩa là tìm kiếm:
……………………………………………………………………………………………………
Câu 32. Gạch bỏ từ không thuộc chủ đề thiên nhiên trong những từ sau:
trời, đất, gió, núi, sông, đò, mưa, nắng, rừng.
Câu 33. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại:

a. bao la, mênh mông, ngan ngát, bát ngát, bất tận.
b. hun hút, vời vợi, xa thăm thẳm, tăm tắp, tít mù.
c. sâu hoắm, thăm thẳm, vời vợi, hoăm hoắm.
a. Non xanh nước biếc c. Sớm nắng chiều mưa b. Non nước hữu tình d. Giang sơn gấm vóc

0 bình luận về “Câu 24. Dùng gạch chéo tách chủ ngữ và vị ngữ của câu sau theo hai cách hiểu khác nhau: Hoa mua ở bên đường. Hoa mua ở bên đường. Câu 25. Đặt hai câu”

  1. Câu 24:

    Hoa // mua ở bên đường.

    CN                VN

    `->` Ý muốn nói là mua hoa ở phía lề đường

    Hoa mua // ở bên đường.

    CN                       VN

    `->` Ý muốn nói đến loài hoa mua (hay hoa muôi)  mọc ở ven đường.

    Câu 25:

    Thành công hay thất bại phụ thuộc vào chính bạn.

    – Hôm nay bạn Thành đi học muộn.

    Câu 26:

    – Đem cá về nấu kho. (ý muốn nói mang cá về để nấu món cá kho)

    – Đem cá về bỏ gọn vào trong khó. (ý nói mua cá và để vào phòng lưu trữ)

    Câu 27: 

    a. lưỡi hái

    b. răng lược

    c. mũi thuyền

    Câu 28:

    Câu mang nghĩa gốc: c. Lớp chúng tôi tổ chức cuộc thi chạy.

    Câu 29:

    Câu mang nghĩa gốc: b. Món ăn này rất ngon.

    Câu 30:

    c. Sáng nào em cũng đánh cốc chén thật sạch. 

    Câu 31:

    Anh ấy đã chạy rất nhanh để tìm gặp người phía trước.

    Câu 32:

    Từ không thuộc chủ để thiên nhiên: đò

    Câu 33:

    a. bất tận

    b. tăm tắp

    c. vời vợi

    Câu 34:

    Thành ngữ khác loại: sớm nắng chiều mưa (chỉ thời tiết), còn lại đều chỉ thiên nhiên.

    Trả lời
  2. Câu `24` :

    Cách hiểu 1 : Hoa / mua ở bên đường.

                          CN         VN

    `->` Nghĩa : Câu trên có nghĩa là hoa được mua ở bên đường.

    Cách hiểu 2 : Hoa mua / ở bên đường.

                               CN         VN

    `->` Nghĩa : Câu trên có nghĩa một loại hoa tên là mua đang ở bên đường.

    Câu `25` :

    a. Kinh thành của đức vua thời nhà Nguyễn rất đồ sộ, rộng lớn.

    b. Nhờ sự chăm chỉ và cần cù, các bác nông dân đã có một mùa thu hoạch thành công.

    Câu `26` :

    `a`. Đem cá về cất vào kho.

    `b`. Đem cá về để kho với thịt.

    Câu `27` :

    a. Lưỡi bị trắng, đau lưỡi, lưỡi hái, thè lưỡi.

    `->` Lưỡi hái : Liềm để gặt.

    b. Răng cửa, nhổ răng, răng trắng, răng lược.

    `->` Răng lược : Phần dùng để chải tóc.

    c. Ngạt mũi, thính mũi, mũi thuyền, thuốc nhỏ mũi.

    `->` Mũi thuyền : Đầu nhọn của thuyền.

    Câu `28`:

    Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc?

    a. Tết đến, hàng bán rất chạy.

    b. Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa.

    c. Lớp chúng tôi tổ chức cuộc thi chạy.

    d. Đồng hồ chạy rất đúng giờ.

    Câu `29` :

    Câu nào có từ “ngon” mang nghĩa gốc?

    a. Bé ngủ ngon giấc.

    b. Món ăn này rất ngon.

    c. Bài toán này thì Đạt làm ngon ơ.

    Câu 30:

    Câu nào có từ “đánh” được dùng với nghĩa tác động lên vật để làm sạch?

    a. Các bạn không nên đánh nhau.

    b. Mọi người đánh trâu ra đồng.

    c. Sáng nào em cũng đánh cốc chén thật sạch.

    Câu `31`.

    Đặt một câu có từ “chạy” được dùng theo nghĩa là tìm kiếm:

    `-` Em chạy đôn chạy đáo tìm quyển sách để quên ở trường.

    Câu `32`:

    Từ không thuộc chủ đề thiên nhiên trong những từ trên là: Đò.

    Câu `33`. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại:

    a. bao la, mênh mông, ngan ngát, bát ngát, bất tận.

    b. hun hút, vời vợi, xa thăm thẳm, tăm tắp, tít mù.

    c. sâu hoắm, thăm thẳm, vời vợi, hoăm hoắm.

    Câu `34` : Thành ngữ nào dưới đây không nói về vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên.

    a. Non xanh nước biếc

    b. Non nước hữu tình

    c. Sớm nắng chiều mưa 

    d. Giang sơn gấm vóc.

    `#Study well`

    Trả lời

Viết một bình luận