Câu 24: Nguyên nhân quyết định dẫn đến phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân 6 tỉnh Nam Kì? A. Sai lầm về đường lối lãnh đạo. B. Tri

Câu 24: Nguyên nhân quyết định dẫn đến phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân 6 tỉnh Nam Kì?
A. Sai lầm về đường lối lãnh đạo.
B. Triều đình ngăn cản nhân dân đánh Pháp
C. Phan Thanh Giản kí hiệp ước Nhâm Tuất
D. Pháp mạnh hơn một phương thức sản suất.
Câu 26: Để mở rộng cuộc chiến tranh ra cả nước, trước tiên là đánh chiếm Bắc mĩ lần thứ nhất , thực dân Pháp đã
A. Thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, gấp rút đào tạo tay sai đưa ra Bắc Kì.
B. Phái gián điệp ra Bắc Kì điều tra tình hình, gây rối mất trật tự dựng lên “vụ Đuy-puy”.
C. Cho gián điệp gây rối, bắt quan lại và người dân đưa xuống tàu trở về Nam Kì.
D. Gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội triều đình.
Câu 27: Mục đích thực dân Pháp khi tạo dựng lên “vụ Đuy-puy”(từ cuối năm 1872) ở Bắc Kì nhằm
A. Ép triều đình Huế cho thương nhân người Pháp được tự do đi lại, buôn bán.
B. Gây mất đoàn kết nội bộ trong nhân dân để chuẩn bị cho chiến tranh xâm lược.
C. Gây mất trật tự, sau đó lấy cớ giúp triều đình Huế ra Bắc Kì dẹp loạn rồi xâm lược .
D. Phản đối chính sách của triều đình Huế nhờ nhà Thanh đưa quân sang giúp đỡ.
Câu 28: Cho các sự kiện :1) nổ súng chiếm thành Hà Nội; 2)đánh chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì;3) Gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội triều đình, nộp khí giới; 4) Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc Kì; 5) Tạo dựng lên “vụ Đuy-puy”. Hãy sắp xếp các sự kiện về quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất(1873)

A. 5,2,3,1,4
B. 5,4,1,3,2
C. 1,2,3,5,4
D. 5,4,3,1,2

Câu 29: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về tinh thần quyết đánh của quan quân triều đình nhà Nguyễn khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội lần 1(1873)?
A. Lập các nghĩa hội phong trào “tị địa” , phối hợp với nhân dân đánh Pháp đến cùng
B. Tổng dốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương Đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm.
C. 100 binh sĩ triều đình do Viên Chưởng Cơ chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng.
D. Tổng đốc Hà Nội bị thương nặng, khước từ sự chữa chạy của Pháp, nhịn ăn đến chết.
Câu 30: Khi tiến đánh Hà Nội và Bắc Kì lần thứ nhất (1873),thực dân Pháp:
A. Ít gây trở ngại lớn vì nhiều quan quân triều đình đầu hàng .
B. Gặp phải sự chống cự quyết liệt của quan quân triều đình.
C. Bị tổn thất lớn, phải kí hiệp ước Giáp Tuất (1874), rút quân ra khỏi Bắc Kì
D. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân
Câu 31: Sau chiến thắng Cầu Giấy lần 1(1873), tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình Huế với các tầng lớp nhân dân có gì khác biệt?
A. Vua quan triều đình vui mừng, cổ vũ nhân dân kháng chiến chống Pháp .
B. Vua Tự Đức ngăn cản nhân dân đánh Pháp, quan lại triều đình
C. Triều đình ra lệnh nhân dân bãi binh để thương lượng, nhân dân nghe lệnh triều đình.
D. Triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất, nhân dân phản đối và kiên quyết đánh Pháp đến cùng.
Câu 32: Việc triều đình Huế kí với pháp hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã ảnh hưởng gì đến cục diện kháng chiến chống Pháp cùa nhân dân ta?
A. Tạo điều kiện cho thực dân Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược.
B. Làm dấy lên phong trào phản đối Hiệp ước Giáp Tuất trên cả nước.
C. Cứu nguy cho số phận của quân Pháp, gây bất lợi cho nhân dân kháng chiến.
D. Triều đình Huế tiếp tục lấn sâu vào con đường thương lượng, đầu hàng.
Câu 33: Từ những năm 70 của thế kỉ XIX , thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam là do?
A. Triều đình Huế vi phạm hiệp ước Giáp Tuất (1874).
B. Nước pháp đã chuyển sang giai đoạn đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
C. Các nước đế quốc đã thống nhất xong việc phân chia thị trường trên thế giới.
D. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công ngày càng cấp thiết.
Câu 34: Chỉ huy Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai?

A. Gác-ni-ê
B. Cuốc-xi
C. Ri- vi- e
D. Pôn Đu-me

Câu 35: Điểm chung nhất về hành động xâm lược của thực dân Pháp trong hai lần đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì(1873 và 1882-1883)là gì?
A. Không tôn trọng những điều khoản đã kí với triều đình Huế.
B. Sử dụng sức mạnh quân sự ép triều đình đầu hàng.
C. Gửi tối hậu thư và sau đó cho quân nổ sung xâm lược.
D. Sử dụng các thủ đoạn chính trị, sau đó cho quân nổ súng xâm lược.
Câu 36: Điểm chung trong hai lần chiến thắng Cầu Giấy (1873-1883) của quân dân ta là?
A. Đều có sự chỉ huy của quan quân triều đình, do Lưu Vĩnh Phúc đứng đầu.
B. Thể hiện sự quyết tâm của quan quân triều đình trong kháng chiến chống Pháp.
C. Đều có sự phối hợp chặt chẽ của quân đội Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
D. Làm cho quân Pháp hoảng loạn và âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại.
Câu 37: Chỉ huy quân đội triều đình kháng chiến chống thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần 2(1882) là?

A. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương
B. Tổng đốc Hoàng Diệu
C. Tổng đốc Trương Quan Đảng
D. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc

M.n giúp e vs e cảm ơn mn nhiều

0 bình luận về “Câu 24: Nguyên nhân quyết định dẫn đến phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân 6 tỉnh Nam Kì? A. Sai lầm về đường lối lãnh đạo. B. Tri”

  1. 24.A Sai lầm về đường lối lãnh đạo.

    26.B Phái gián điệp ra Bắc Kì điều tra tình hình, gây rối mất trật tự dựng lên “vụ Đuy-puy”.

    27.C Gây mất trật tự, sau đó lấy cớ giúp triều đình Huế ra Bắc Kì dẹp loạn rồi xâm lược .

    28.D 5,4,3,1,2.

    29.A Lập các nghĩa hội phong trào “tị địa” , phối hợp với nhân dân đánh Pháp đến cùng.

    30.D Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân.

    31.D Triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất, nhân dân phản đối và kiên quyết đánh Pháp đến cùng.

    32.B Làm dấy lên phong trào phản đối Hiệp ước Giáp Tuất trên cả nước.

    33.D Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công ngày càng cấp thiết.

    34.C Ri- vi- e.

    35.D Sử dụng các thủ đoạn chính trị, sau đó cho quân nổ súng xâm lược.

    36.C Đều có sự phối hợp chặt chẽ của quân đội Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.

    37.B Tổng đốc Hoàng Diệu.

    Bình luận

Viết một bình luận