Câu 26. Chính quyền Xô Viết Nghệ – Tĩnh đã thực hiện chính sách gì trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục ? A. Mở lớp dạy chữ Hán cho nhân dân. B. Mở lớp dạ

Câu 26. Chính quyền Xô Viết Nghệ – Tĩnh đã thực hiện chính sách gì trên lĩnh vực văn hóa –
giáo dục ?
A. Mở lớp dạy chữ Hán cho nhân dân.
B. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp cho nhân dân.
C. Mở lớp dạy tiếng Pháp cho nhân dân và xóa bỏ các tệ nạn xã hội.
D. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân và xóa bỏ các tệ nạn xã hội.
Câu 27. Đâu không phải là chính sách về kinh tế của Chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh ?
A. Cải cách ruộng đất. B. Xóa nợ cho người nghèo.
C. Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế muối. D. Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo.
Câu 28: Chính quyền Xô Viết Nghệ – Tĩnh là chính quyền
A. kiểu cũ .B. kiểu mới. C. của bọn đế quốc. D. của bọn phong kiến.
3/ Hội nghị lần thứ nhất BCH TW lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930)
Câu 29: Nội dung nào sau đây không thuộc Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo ?
A. Cách mạng phải do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
B. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
C. Lực lượng cách mạng là công – nông, đồng thời phải liên lạc với các giai cấp, tầng lớp yêu
nước khác.
D. Cách mạng Việt Nam phải trải qua 2 giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã
hội chủ nghĩa
Câu 30. Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh
đạo cách mạng là
A. nông dân. B. công nhân. C. tư sản dân tộc. D. tiểu tư sản trí thức.
Câu 31. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại
A. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 3/1935).
B. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930).
C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ nhất
(10/1930).
D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ hai (10/1930).
Câu 32. Điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị với Cương lĩnh chính trị đầu tiên là gì?
A. Luận cương chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa, nặng về đấu tranh giai
cấp.
B. Luận cương xác định nhiệm vụ đấu tranh dân tộc là hàng đầu nhưng không đề ra sách lược
đoàn kết.
C. Luận cương xác định đúng mâu thuẫn cơ bản trong xã hội thuộc địa, nhưng nặng về đấu tranh
giai cấp.
D. Luận cương xác định đúng mâu thuẫn cơ bản trong xã hội thuộc địa, nhưng nặng về đấu tranh
dân tộc.
Câu 33. Hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930 là
A. Nặng về đấu tranh vũ trang. B. Có một số hạn chế mang tính cực đoan.
C. Đánh giá đúng khả năng cách mạng của một số tầng lớp khác.
D. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của một số tầng lớp khác.
Câu 34. Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định động lực
chính của cách mạng là:
A. giai cấp công nhân, nông dân. B. giai cấp công nhân, nông dân, tri thức.
C. giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
D. giai cấp công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.
Câu 35. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam
(10/1930) họp trong hoàn cảnh nào ?
A. Phong trào bước đầu suy thoái. B. Phong trào cách mạng bắt đầu bùng nổ.
C. Phong trào cách mạng đang bị khủng bố.
D. Phong trào cách mạng đang diễn ra quyết liệt.
Câu 36. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược
của cách mạng là
A. lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. B. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
C. lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc. D. đánh đổ đế quốc và phong kiến phản động.
Câu 37. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi
thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là:
A. Lực lượng nồng cốt của cách mạng Việt Nam là công nhân, nông dân và tư sản dân tộc
B. Xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc trước, đánh đổ phong kiến
sau
C. Xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam là giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông
dân
D. Xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách
mạng XHCN
Câu 38. Văn kiện nào của Đảng xác định động lực cách mạng là công nhân và nông dân?
A. Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng tháng 11/1939
B. Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương
C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam
D. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội đại biểu lần thứ I Đảng Cộng sản
Đông Dương
Câu 39. Điểm khác nhau trong một số luận điểm cơ bản của luận cương chính trị 10/1930 với
Cương lĩnh chính trị đầu tiên là gì?
A. Về giai cấp lãnh đạo cách mạng B. Về đường lối chiến lược cách mạng
C. Về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới
D. Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, về lực lượng cách mạng
4/ Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931

0 bình luận về “Câu 26. Chính quyền Xô Viết Nghệ – Tĩnh đã thực hiện chính sách gì trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục ? A. Mở lớp dạy chữ Hán cho nhân dân. B. Mở lớp dạ”

  1. Câu 26: D

    câu 27: C

    Câu 28: B

    câu 29: C

    Câu 30: b

    Câu 31:b

    Câu 32:d

    câu 33:c

    Câu 34: d

    Câu 35:a

    Câu 36:a

    Câu 37:c

    Câu 38:b

    Câu 39: a

    Bình luận
  2. C26. D. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân và xóa bỏ các tệ nạn xã hội.

    C27. A. Cải cách ruộng đất.

    C28. B. kiểu mới.

    C29. C. Lực lượng cách mạng là công – nông, đồng thời phải liên lạc với các giai cấp, tầng lớp yêu nước khác.

    C30. B. công nhân

    C31. C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ nhất (10/1930).

    C32. B. Luận cương xác định nhiệm vụ đấu tranh dân tộc là hàng đầu nhưng không đề ra sách lược đoàn kết.

    C33. D. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của một số tầng lớp khác.

    C34. A. giai cấp công nhân, nông dân.

    C35. D. Phong trào cách mạng đang diễn ra quyết liệt.

    C36. B. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

    C37. B. Xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc trước, đánh đổ phong kiến

    C38. B. Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương

    C39. D. Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, về lực lượng cách mạng

    Bình luận

Viết một bình luận