Câu 3(1,0) : Khi oxi hoá 2 gam một kim loại M thu được 2,54 gam oxit, trong đó M có hoá trị IV. Xác định kim loại M. Câu 4(2,0 đ): Đốt cháy 5,6 gam h

By Gabriella

Câu 3(1,0) : Khi oxi hoá 2 gam một kim loại M thu được 2,54 gam oxit, trong đó M có hoá trị IV. Xác định kim loại M.
Câu 4(2,0 đ): Đốt cháy 5,6 gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 6,72 lít khí oxi (đktc). Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 5(3,0 đ): Oxi hoá 22,4 gam sắt, thu được 32 gam oxit sắt.
a) Xác định tên và công thức của oxit sắt.
b) Xác định hoá trị của sắt trong oxit này

0 bình luận về “Câu 3(1,0) : Khi oxi hoá 2 gam một kim loại M thu được 2,54 gam oxit, trong đó M có hoá trị IV. Xác định kim loại M. Câu 4(2,0 đ): Đốt cháy 5,6 gam h”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Phản ứng:Câu 3

    M + O2 −to→ MO2

    (gam) M (M+32)

    (gam) 2 2,54

    M/2= (M+32)/2,54 → 2,54M = 2M + 64 → M = 118,5 (Sn).                                                                    Câu 4

    Gọi a là số mol của cacbon và b là số mol của lưu huỳnh.

    Ta có : nO2= 6,72/22,4 = 0,3 (mol)

    Phản ứng : C + O2 →(−to→ ) CO2 (1)

    (mol) a → a

    S + O2 −to→ SO2 (2)

    (mol) b → b

    Theo đề bài, ta có hệ phương trình: {12a+32b=5,6 và a+b=0,3

    Vậy mC = 0,2 x 12 = 2,4 (gam); mS = 0,1 x 32 = 3,2 (gam).                                                                      Câu 5

    a) Ta có: nFe = 22,4/56 = 0,4 (mol)

              2xFe + yO2 −to→ 2FexOy (1)

    (mol) 0,4 →                    0,4/x

    Theo đề bài, ta có phương trình :

    0,4/x(56x + 16y) = 32 → 16y = 24x → x/y= 16/24= 2/3

    Chọn x=2, y=3 → Công thức oxit sắt : Fe2O3.

    b) Hoá trị của sắt trong Fe2O3 là : III.

    Trả lời

Viết một bình luận