Câu 3:
3.1. Tính số phân tử FE2(SO4)3 có trong 40 gam sắt (III) sunfat. Ở đktc bao nhiêu lít khí Hidro sẽ có số phân tử bằng số phân tử có trong sắt (III) sunfat trên?
3.2. Cho hỗn hợp gồm Cuo và 1 oxit sắt có tỉ lệ số mol là 1:3 được khử hoàn toàn bằng khí H2 ở nhiệt đọ cao thì thu được 56,8 gam hỗn hợp kim loại. cho toàn bộ hỗn hợp kim loại này tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 20,16 lít khí H2 ở đktc. Xác định CTHH của oxit sắt?
1)
Cùng số phân tử thì sẽ cùng số mol.
Ta có:
\({n_{F{e_2}{{(S{O_4})}_3}}} = \frac{{40}}{{56.2 + 96.3}} = 0,1{\text{ mol = }}{{\text{n}}_{{H_2}}}\)
\( \to {V_{{H_2}}} = 0,1.22,4 = 2,24{\text{ lít}}\)
2)
Gọi oxit có dạng \(Fe_xO_y\)
\(CuO + {H_2}\xrightarrow{{{t^o}}}Cu + {H_2}O\)
\(F{e_x}{O_y} + y{H_2}\xrightarrow{{{t^o}}}xFe + y{H_2}O\)
Rắn thu được là \(Fe;Cu\)
Cho rắn tác dụng với \(HCl\) dư
\(Fe + 2HCl\xrightarrow{{}}FeC{l_2} + {H_2}\)
Ta có:
\({n_{Fe}} = {n_{{H_2}}} = \frac{{20,16}}{{22,4}} = 0,9{\text{ mol}}\)
\( \to {m_{Fe}} = 0,9.56 = 50,4{\text{ gam}} \to {{\text{m}}_{Cu}} = 6,4{\text{ gam}}\)
\({n_{Cu}} = {n_{CuO}} = \frac{{6,4}}{{64}} = 0,1{\text{ mol}} \to {{\text{n}}_{F{e_x}{O_y}}} = 0,3{\text{ mol}}\)
\( \to x = \frac{{{n_{Fe}}}}{{{n_{F{e_x}{O_y}}}}} = \frac{{0,3}}{{0,1}} = 3\)
Thỏa mãn \(x=3;y=4\) (oxit của \(Fe\) chỉ có \(FeO;Fe_2O_3;Fe_3O_4\).
Vậy oxit là \(Fe_3O_4\)