Câu 3: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng lên 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Tiếp đến thực hiện các thí nghi

Câu 3:
Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng lên 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Tiếp đến thực hiện các thí nghiệm sau đây:
– Cho 5,6 g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.
– Cho a gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.
Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Hãy tính a?

0 bình luận về “Câu 3: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng lên 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Tiếp đến thực hiện các thí nghi”

  1. Đáp án:

     a=6,075 gam

    Giải thích các bước giải:

    Ở cốc A

    \(Fe + 2HCl\xrightarrow{{}}FeC{l_2} + {H_2}\)

    \(\to {n_{Fe}} = {n_{{H_2}}} = \frac{{5,6}}{{56}} = 0,1{\text{ mol}}\)

    \(\to {m_{A{\text{ tăng}}}} = {m_{Fe}} – {m_{{H_2}}} = 5,6 – 0,1.2 = 5,4{\text{ gam}}\)

    Ở cốc B

    \(2Al + 3{H_2}S{O_4}\xrightarrow{{}}A{l_2}{(S{O_4})_3} + 3{H_2}\)

    Gọi số mol Al là x.

    \(\to {n_{{H_2}}} = \frac{3}{2}{n_{Al}} = 1,5x \to {m_{B{\text{ tăng}}}} = {m_{Al}} – {m_{{H_2}}} = 27x – 1,5x.2 = 24x\)

    Vì cân thăng bằng

    \(\to 24x = 5,4 \to x = 0,225{\text{ mol}} \to a = {m_{Al}} = 0,225.27 = 6,075{\text{ gam}}\)

    Bình luận

Viết một bình luận