câu 3: khái quát những thành tựu ăn hóa tiêu biểu(tôn giáo ,chữ viết,văn học,nghệ thuật)của nhân dân ta từ thế kỉ XvI-XVIII câu 4:tóm tắt tiến trình p

câu 3: khái quát những thành tựu ăn hóa tiêu biểu(tôn giáo ,chữ viết,văn học,nghệ thuật)của nhân dân ta từ thế kỉ XvI-XVIII
câu 4:tóm tắt tiến trình phong trào tây sơn từ 1771-1789?
câu 5;nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử của phong trào tây sơn?

0 bình luận về “câu 3: khái quát những thành tựu ăn hóa tiêu biểu(tôn giáo ,chữ viết,văn học,nghệ thuật)của nhân dân ta từ thế kỉ XvI-XVIII câu 4:tóm tắt tiến trình p”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     câu 3 là :

     Thế kỷ XVI – XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

    – Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý – Trần.

    – Thế kỷ XVI – XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.

    – Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

    => Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.Thời gian Sự kiện

    câu 4
    1771: Lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn
    1773: Chiếm thành Quy Nhơn
    1774: Kiểm soát từ Quảng Nam – Bình Thuận
    1777: Bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền Đàng Trong
    1785: Đánh bại quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút
    1786 : Bắt được chúa Trịnh, giải phóng đàng Ngoài
    1789: Đánh bại cuộc xâm lược của nhà Thanh, bảo vệ được độc lập nước nhà

    câu 5

    – Nguyên nhân thắng lợi:

    + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

    + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

    – Ý nghĩa lịch sử:

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.


     đây ạ

    Bình luận
  2. Câu 5:

    * Nguyên nhân thắng lợi:

    – Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

    – Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

    * Ý nghĩa lịch sử:

    – Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

    – Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc

    Câu 4:

    Hình

    Câu 3:

    1. Tư tưởng, tôn giáo

    – Thế kỷ XVI – XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

    – Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý – Trần.

    – Thế kỷ XVI – XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.

    – Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

    => Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.

    2. Giáo dục và văn học

    *Giáo dục:

    – Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

    + Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

    + Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

    + Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

    – Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn chế sự phát triển kinh tế.

     *Văn học:

    – Nho giáo suy thoái.

    – Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước

    – Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan

    – Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian… mang đậm tính dân tộc và dân gian.

    – Thế kỷ  XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

    3. Nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật

    * Nghệ thuật:

    – Kiến trúc điêu khắc: Chùa Thiên Mụ(Huế), tượng Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay, tượng La Hán chùa Tây Phương

    – Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.

    *Khoa học – kỹ thuật:

     – Sử học: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên…

     – Địa lý: Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.

     – Quân sự: Hổ trướng khu cơ.

     – Triết học: Tập sách Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

     – Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

    – Đúc súng đại bác theo phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

    cau-3-khai-quat-nhung-thanh-tuu-an-hoa-tieu-bieu-ton-giao-chu-viet-van-hoc-nghe-thuat-cua-nhan-d

    Bình luận

Viết một bình luận