Câu 3: Nhân dân ta đã học được những gì trong quá trình chung sống với người Hán?
Câu 4: 2 cuộc đấu tranh đầu tiên thời Bắc thuộc đều do phụ nữ lãnh đạo, em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Câu 5: Lập bảng niên biểu thống kê các sự kiện từ 179TCN đến giữa thế kỉ VI
Câu 3
những lễ nghi ma chay, cưới xin, giao tiếp xã hội và một số quy tắc sinh hoạt cộng đồng có nguồn gốc từ Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện ở nước ta. Chính sách đồng hóa của phương Bắc còn để lại dấu ấn khá sâu đậm trong những lĩnh vực khác như: cách ăn, mặc, ở, đi lại, phương thức sản xuất, quan hệ xã hội, tiếng nói…Về văn hoá vật chất, từ chỗ tiếp thu kĩ thuật làm giấy của người Trung Hoa, nhân dân ta đã biết tìm tòi, khai thác nguồn nguyên liệu địa phương (gỗ trầm, rêu biển…) để chế tác những loại giấy tốt, thậm chí chất lượng còn tốt hơn cả những giấy được sản xuất từ Trung Quốc. Hoặc, trong khi chịu ảnh hưởng của kĩ thuật gốm sứ Trung Quốc, chúng ta vẫn sản xuất ra các mặt hàng độc đáo như sanh hai quai (Trung Quốc chỉ có chảo), ống nhổ, bình con tiện có đầu voi, bình gốm có nạm đá…
Câu 4
+ Là những người đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, đã đánh đuổi được Thái thú của nhà Hán về nước, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.
+ Đã bước đầu xây dựng một chính quyén độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.
+ Đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.
+ Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.
câu 5
-700 TCN đến 179 TCN: Nước Văn Lang – Âu Lạc
-179 TCN: Triệu Đà thôn tính Âu Lạc
– Năm 40: Hai Bà Trưng khởi nghĩa
– Năm 100, 137, 144: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam
– Năm 157: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cửu Chân
– Năm 248: Khởi nghĩa Bà Triệu
– Năm 542: Khởi nghĩa Lý Bí
3. Học được là: cách trồng trọt, chữ viết,…
4. Em có suy nghĩ là: phụ nữ cũng giống đàn ông, mạnh mẽ, dũng cảm như nhau