Câu 3 : Tác nhân gây hại cho hệ tiêt hóa , hô hấp , tuần hoàn , bài tiết . Nêu các biện pháp bảo vệ từng hệ cơ quan ? Câu 4 : Hãy trình bày cấu tạo và

Câu 3 : Tác nhân gây hại cho hệ tiêt hóa , hô hấp , tuần hoàn , bài tiết . Nêu các biện pháp bảo vệ từng hệ cơ quan ?
Câu 4 : Hãy trình bày cấu tạo và chức năng của noron . Hệ nội tiết có chức năng gì ? cho biết tính chất của hoocmon ?

0 bình luận về “Câu 3 : Tác nhân gây hại cho hệ tiêt hóa , hô hấp , tuần hoàn , bài tiết . Nêu các biện pháp bảo vệ từng hệ cơ quan ? Câu 4 : Hãy trình bày cấu tạo và”

  1. Câu 1 : 

     *Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa
    Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau:
    – Thiếu canxi (Ca) hoặc fluo (F), vi khuẩn lên men (nơi thức ăn còn dính lại)  răng bị hư hại

    – Vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp niêm mạc →  dạ dày, tá tràng bị viêm loét

    – Các chất độc (thức ăn ôi thiu, vi khuẩn tả … kí sinh trùng amip tiết ra) →  các đoạn ruột khác nhau bị nhiễm độc.
    – Các loại vi khuẩn, virut kí sinh →  viêm các tuyến tiêu hóa

    – Giun sán sống kí sinh trong ruột →  hoạt động tiêu hóa bị cản trở

    – Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách
    + Ăn vội vàng, không nhai kĩ, ăn không đúng giờ, đúng bữa, ăn thức không hợp khẩu vị hay khẩu phần
    + Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái
    + Sau khi ăn không được nghỉ ngơi
    – Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn do:
    + Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: quá nhiều tinh bột và protein nhưng lại ít
    chất xơ
    + Ăn uống quá nhiều chất chát

    *Các biện pháp bảo vệ : 

    Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
    – Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
    – Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
    – Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.

    *Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp :  Bụi, Nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất
    độc hại và các sinh vật gây bệnh .

    *Các biện pháp sau bảo vệ hô hấp tránh :
    + Trồng nhiều cây xanh
    + Xây dựng môi trường trong sạch
    + Không hút thuốc lá
    + Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi

    *Các tác nhân có hại cho hệ tuần hoàn : 

    Có nhiều tác nhân bên ngoài và trong có hại cho hệ tuần hoàn:
    + Khuyết tật tim, phổi xơ, sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao, chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mở động vật.
    + Do luyện tập thể thao quá sức, một số vi rut, vi khuẩn ‐
    + sử dụng chất kích thích : rượu , bia , ma túy , thuốc lá ,…
    + ăn nhiều thức ăn có hại cho tim mạch : mỡ động vật,..
    + Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng tim, cơ tim hay van tim.

    *Các biện pháp bảo vệ : 

    – Hạn chế tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
    – Không sử dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, heroin, …
    – Băng bó kịp thời các vết thương không để cơ thể mất nhiều máu.
    – Khám bệnh định kì để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các khuyết tật liên quan hệ tim mạch
    – Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ; tránh các cảm xúc âm tính.
    – Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn, bạch hầu.
    – Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho hệ tim mạch: mỡ động vật, thức ăn quá mặn…
    – Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động, xoa bóp.
    → Làm tăng khả năng làm việc của tim.

    *Các tác nhân có hại cho hệ bài tiết : 

    – Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tác do các nguyên nhân sau :

    + Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các cơ quan bộ phận khác (tai, mũi, họng,…) rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.

    + Các cầu thận còn lại phải làm việc quá tải, suy thoái dần và dẫn tới suy thận toàn bộ.

    – Hoạt động hấp thụ lại và bài tiết tiếp của ống thận cũng có thể kém hiệu quả hoặc ách tắc do :

    + Các tế báo ống thân do thiếu ôxi, do làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên làm việc kém hiệu quả hơn bình thường.

    + Các tế bào ống thận bị tổn thương do đói ôxi lâu dài, do bị đầu độc bởi các chất độc (thủy ngân, asenic, các độc tố vi khuẩn, độc tố trong mật cá trắm…). Từng mảng tế bào ống thận có thể bị sưng phồng làm tắc ống thận hoặc thậm chí bị chết và rụng ra làm cho nước tiểu trong ống hòa thẳng vào máu.

    – Hoạt động bài tiết nước tiểu cũng có thể bị ách tắc do sởi hay viêm :

    + Các chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu như axit uric, canxi, phôtphat. ôxalat, xistêin, … có thể bị kết tinh ở nồng độ quá cao và độ pH thích hợp, tạo nên những viên sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu.

    + Bể thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái có thể bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên gây ra.

    *Các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:

    – Thường xuyên vệ sinh cá nhân và vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
    – Cần điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý như:
    + Không ăn quá nhiều Protein quá mặn hoặc quá chua.
    + Không ăn thức ăn thừa, thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn bị nhiễm độc.
    – Cần uống đủ nước, khi mắc tiểu thì cần đi ngay, không nên nín lâu.

    Câu 2 :

    *Cấu tạo và chức năng của noron : 

    –  Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.

    – Mỗi nơron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao miêlin. Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. 

    – Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

    – Hệ thống nội tiết là tập hợp các tuyến sản xuất hormone, điều chỉnh sự trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển, chức năng mô, chức năng tình dục, sinh sản, giấc ngủ và tâm trạng.

    – Tính chất của hoocmôn:

    + Tính đặc hiệu: Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan xác định.

    + Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.

    Bình luận

Viết một bình luận